Đài VNATV thực hiện 2 videos về buổi lễ tưởng niệm Nhà văn, Nhà báo, Nhà giáo Trần Lam Giang tại Phòng Sinh Hoạt Thư Viện Việt Nam Little Saigon (Vietnamese Cultural Center - VHV Foundation), 10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843. Tổ chức trong nội bộ và một số bạn học cùng thời với người quá cố.
Hôm 11 tháng 5 năm 2025 Thư Viện Việt Nam đã tổ chức tiếp tân mừng lên 25 tuổi. Đây là sinh hoạt mỗi năm một lần, để mời mọi người đến cắt bánh sinh nhựt, thưởng thức các món ăn do các thiện nguyện viên nấu và mang đến. Năm nay, ngoài khách nhà cư ngụ tại Little saigon, cón có Bác sĩ Nha khoa Võ Trọng Di và phu nhân từ San Diego và Giáo sư Tiến sĩ Trần Minh Lợi từ San Jose. Năm nay có khá đông dân cử của thành phố Garden Grove hiện diện, đặc biệt có ứng viên dân biểu liên bang Derek Trần đến chung vui....Mời quý vị xem Video do đài VNATV thực hiện.
Tiếp theo lời tâm tình của LS Nguyễn Hữu Công, Giám Đốc Đài Little Sài Gòn Radio, ông kể lại một vài kỷ niệm trong thời sinh viên cũng như khi ra trường đi tập sự Luật Sư … ông Hoàng Đình Khuê, LS. Nguyễn Phương Minh (Đỗ Thái Nhiên) và nhiều người nữa lần lược lên kể về những kỷ niệm với Nhà Văn Nguyễn Đức Lập. Sau phần tâm tình mọi người cùng xếp thành hàng dọc, Ban tổ chức đã trao cho mỗi người một cành hoa hồng lần lược đến trước bàn thờ dể đặt hoa tưởng niệm, nhiều người không ngăn được những dòng nước mắt khi đứng trước di ảnh của Nhà Văn Nguyễn Đức Lập...
... Tiếp theo Nhà báo Du Miên mời Nhà thơ Nguyễn Đức Trạch (Trạch Gầm) Bào huynh của nhà văn Nguyễn Đức Lập đại diện tang quyến lên có đôi lời, ông cảm ơn Thư Viện Việt Nam, cảm ơn tất cả qúy vị đại diện cộng đồng, hội đoàn, đã đến chia buồn và tham dự lễ tưởng niệm hôm nay, sau đó ông đọc bài thơ thương nhớ em làm cho những người tham dự không ngăn được nỗi xúc động. Tiếp theó, ông cho biết, người em kế là Nguyễn Đức Thạch từ Việt Nam qua thăm anh tại Texas, nhưng đến nơi thì anh Nguyễn Đức Lập đã ra đi. Ông Nguyễn Đức Thạch cũng có bài thơ viết thương nhớ anh, và nhờ ca sĩ Yên Ly diễn ngâm thật xúc động...
Tại hội trường Thư Viện Vệt Nam vào lúc 4 giờ chiều Thứ Bảy ngày 5 tháng 3 năm 2016, Thư Viện Việt Nam và gia đình đã tổ chức buổi lễ tưởng niệm Nhà văn Nguyễn Đức Lập. Là một trong những người sáng lập Thư Viện Việt Nam trong đó có Nhà Báo Du Miên, cố Nhạc Sị Trầm Tử Thiêng, Giáo Sư Trần Lam Giang, Bác Sĩ Võ Trọng Di…
Tham dự buổi lễ tưởng niệm ngoài các thành viên trong Thư Viện Việt Nam, Nhà thơ Trạch Gầm, Bào Huynh của Nhà văn Nguyễn Đức Lập và tang quyến, Đại diện Hội Đồng Trung Ương Hướng Đạo Việt Nam có Trưởng Nguyễn Trí Tuệ, Trưởng Hồ Đăng, Trưởng Nguyễn Tấn Tiến cùng một số Trưởng đại diện các Liên Đoàn Hướng Đạo Miền Tây Nam Hoa Kỳ và một số anh chị em Hướng Đạo Sinh cùng các cựu Trưởng Hướng Đạo, Nghị Viên Phát Bùi, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California và phu nhân. Ông Phát Bùi cũng là người đã đóng góp nhiều cho Thư Viện Việt Nam, hiện nay ông là một trong những thành viên trong Ban quản trị Thư Viện, một số qúy vị đại diện các tổ chức, hội đoàn...
Lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu biên khảo mới của tác giả Ngô Thị Quý Linh: SƯU THUẾ THUỘC ĐỊA VÀ ẢNH HƯỞNG TRONG XÃ HỘI THỜI THUỘC PHÁP (1858-1945). Trong lời mở đầu, tác giả nhấn mạnh: “Xã hội Việt-nam ngày nay vẫn còn mang những nét của nền văn hóa và văn minh Tây phương do người Pháp đem đến. Ảnh hưởng của gần một trăm năm trong vòng bảo hộ của nước Pháp, từ năm 1858 đến năm 1945, vẫn còn được nhận thấy. Từ văn học, nghệ thuật, phong tục, đến tín ngưỡng, chính trị, kinh tế, tư tưởng, ... cả một xã hội thay đổi nhiều đến nỗi ngày nay muốn tìm lại lối sống truyền thống của người Việt thời tiền Pháp-thuộc không phải là điều giản dị.”…
Từ hồi ông Hương Giáo còn lui tới ngày ngày ở đây (thơ viện), cô bác cho cái chi thuộc “của quý” thì ổng biểu tui: “chú ghi chép và nhớ “điển” của từng món vật.” ... Biểu ghi thì tui “dạ, em ghi” nhưng làm thinh hổng nói như hồi xưa cha anh sai hay dạy cái gì mình cũng dạ nhưng mươi cái chưa chắc có 1 cái nhập tâm hay thực hành. Vả lại vẫn ỷ y vì việc nhớ mớ cái “điển” thì… nghĩ rằng có ổng (thầy giáo làng) là cuốn tự điển sống, mắc mớ chi bận tâm nhớ hết! Mà muốn nhớ thì cái đầu đần chưa chắc nhớ hết được.
Nào ngờ tới lúc ổng (Hương Giáo) bỏ Lí-tô Sài Gòn, bỏ thơ viện mà ổng là nhóm sáng lập, để dời tuốt qua bên Houston Texas. Và sau đó ổng còn đi xa hơn, tuốt luốt cõi âm ti: vĩnh viễn không ở lại, chẳng quay về, vĩnh viễn tắt tiếng cười, thôi nhả khói thuốc, hụp tách trà thơm.
Tại hội trường Thư Viện Việt Nam 10872 Westminster Avenue, #214 Garden Grove, CA 92843 (714) 657-5500 vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 13 tháng 8 năm 2023 Nhà báo Ngọc Hà và Du Miên đã tổ chức buổi ra mắt sách “Việt Eden Địa Đàng Hạ Giới.” Hàng trăm quan khách, quý vị nhân sĩ, Luật Sư, Bác Sĩ, các vị lãnh đạo cộng đồng, hội đoàn, đoàn thể chính trị, các cơ quan truyền thông và đồng hương tham dự, hội trường thư viện không còn chỗ ngồi, một số đồng hương thân hữu phải đứng bên ngoài hành lang.
... vào tháng 9 năm 1990 nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, bác sĩ Nha Khoa Võ Trọng Di, ký giả Trần Lam Giang, nhà văn Nguyễn Đức Lập và ông đã đứng ra thành lập Thư Viện Việt Nam, mục đích thu gom “mót” sách xuất bản trước và dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cũng như những cổ vật quý giá của Việt Nam mà những người rời khỏi quê hương đã may mắn đem được ra nước ngoài để lưu giữ và bảo tồn cho các thế hệ mai sau, vì ngay khi chiếm được miền Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản đã tiêu hủy tất cả sách, báo, văn hóa phẩm của VNCH mà chúng gán cho là “văn hóa đồi trụy”. Đây là một quyết định hết sức sai lầm của chính quyền cộng sản...
Lovelittlesaigon.org trang nhà Thư Viện Việt Nam hân hạnh được Giáo sư LẠP CHÚC NGUYỄN HUY cho phép phổ biến tác phẩm CAO ĐÀI 1997. Tác giả giới thiệu : « Ngay sau ngày 30/4/1975, Đạo Cao Đài gốc Tây Nịnh bị giải tán, nhiều chức sắc bị giam, đi tù cải tạo. Năm 1997, nhà Nước lập chi phái Cao Đài quốc doanh đặt dưới chế độ quản lý của nhà Nước cộng sản. Từ đó, các tín đồ Cao Đài tự chia ra làm hai thành phần: Cao Đài quốc doanh được người trong Đạo goi là Cao Đài 1997, là một công cụ chính trị do cộng sản dựng nên.
Cao Đài 1926 (Cao Đài Chơn Truyền, Cao Đài gốc). Danh hiệu chính thức là “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ gọi tắt là Đạo Cao Đài”. Cho đến nay, các tín đồ chơn truyền Cao Đài 1926 vẫn bị đàn áp bằng võ lực, các thánh thất đều bị Cao Đài 1997 tịch thu…”
... Thư Viện sắp bước qua năm thứ hai mươi lăm. Anh Bùi Đắc Danh đã cùng anh chị em trong nhóm đã kiên trì không biết mệt. Nhưng nhiều người đã không thể cưỡng được với định luật tự nhiên. Nhiều anh đã đi thật xa. Vài anh đã xuống dần sức lực, đi đứng chậm lại. Vài anh cần tới cây gậy ba-ton hay phải vịn bàn mới đứng lên được. Người già người yếu. Thư Viện cũng già theo. Bài viết này của anh Bùi Đắc Danh đã được đăng trong Kỷ yếu Thư Viện Việt Nam năm 2000, sau một năm Thư Viện ra đời. Giờ đây trích đăng lại, Thư Viện đang chuẩn bị bước sang năm thứ 25 – một phần tư thế kỷ.... Mời bạn đọc những gì anh Bùi Đắc Danh ghi lúc ấy.
Ông Trần Văn Thành lại là đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An, thuộc phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông đã được Đức Phật Thầy trao cho một cây cờ, một cái ấn và một tấm áo màu dà, để dùng trong công cuộc đền nghĩa núi sông. Ông đã kết hôn với bà Nguyễn Thị Thạnh, người ở rạch Sa Nhiên, Sa Đéc. Theo người cố cựu nói lại, vóc người bà rất nhỏ bé, nhưng võ nghệ cao cường, chữ nghĩa cũng rất rành. Vì ông được gọi là Đức Cố Quản, bà cũng được gọi là Đức Bà Cố Quản. Sau khi quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, các quan chức của nhà Nguyễn đã theo lịnh triều đình rút về Bình Thuận và Huế để chờ nhận chức vụ khác. Ông ở lại miền Nam, lo tổ chức đánh Pháp, giành lại đất nước.
Cho tới bây giờ, theo chỗ tui (CO KHANH) biết, chỉ mỉnh Thơ Dziện Việt Nam ở Lí-tô Sài Gòn có bức tượng bằng đồng này. Xuất xứ của bức tượng, hành trình lưu lạc hay "tị nạn" Việt Cộng của bức tượng khó mà rõ ràng. Người tặng tượng "gốc" đã ra người thiên cổ, người tặng thứ nhì (cho TVVN) vì tôn trọng "nỗi riêng" của anh mình nên quyêt không hé răng. Ban sáng lập Thơ Dziện lại tôn trọng người hảo tâm tặng đồ quý nên cuối cùng SiteAdmin ra lệnh, Co Khanh tui không thể không tuân hành nên đành phải rị mọ tìm tòi ghi ghi chép chép. Nếu quý huynh đài tỷ muội nào biết rõ hơn điển của "cô Ba" hay "tượng đồng Cô Ba" làm ơn cho tui góp ý. Tôi nguyện cúng gà xôi tới tấp, dái lạy tôn dzinh....
“Tề thiên” là bằng với ông Trời, hay ngang hàng với ông Trời.
Con khỉ Tề Thiên nầy là Mỹ Hầu Vương, là Tôn Ngộ Không, là Tôn Hành Giả, từng xưng là Tề Thiên Đại Thánh và khi thành chánh quả là Đấu Chiến Thắng Phật, trong truyện Tây Du Ký...
Tây Du Ký là một bộ truyện Tàu nổi tiếng, do Ngô Thừa Ân (sanh vào đời Minh Gia Tĩnh, chết vào thời Minh Vạn Lịch, cách nay trên dưới 500 năm) sáng tác, lấy bối cảnh là chuyện nhà sư Trần Huyền Trang đời nhà Đường lặn lội qua Ấn Độ để học hỏi, nghiên cứu giáo lý nhà Phật và 17 năm sau mới trở về nước, mang theo 600 bộ kinh Phật thỉnh từ Ấn Độ.
Dù thực dân phương Bắc, với mưu đồ đồng hóa, đã nghìn năm ra sức xóa bỏ cội nguồn dân tộc Việt bằng cách đốt phá đền đài bi chú, đốt sách sử, tịch thu sách quý đem về nước họ. Đối phó với hành vi nham hiểm ấy, người dân Việt một mặt tồn trữ văn hóa vào văn chương truyền khẩu, một mặt luân lưu ngọc phả tiền nhân một cách kín đáo, can đảm, trường kỳ trong dân gian, sao chép chia nhau gìn vàng giữ ngọc. Giặc càng đốt phá miếu đình, người Việt càng tùy cơ xây dựng lại, nơi nguy nga, nơi nhỏ bé, nhưng nơi nào cũng được tôn kính, sùng bái, thành khẩn khói nhang để tựa lưng vào quá khứ, đi về với lịch sử. Do đó không vong bản.
Từ năm 1976, Orange County ước tính có chừng vài ba trăm người Việt định cư, tới năm 1977 người Việt tại Little Saigon tăng lên khoảng 2,000. Từ đó bùng phát xung khắc giữa người bản xứ và người Việt tại Orange County (sách đã dẫn).
Mục Sư Nguyễn Xuân Đức kể rằng nhóm KKK (Ku Klux Klan) từng gởi thư kèm hình cái súng lục để vào đầu và nói rằng: “Ông đừng đem người tị nạn đến nữa, nếu không thì số mệnh của ông như thế này” (trang 94, sách đã dẫn).
Lúc bấy giờ có sự kỳ thị người Việt tại Little Saigon, và giới chức Hoa Kỳ đã phản đối hoặc cản trở sự phát triển của người Việt, nhưng sau đó họ đã đề xướng và cùng vận động với cộng đồng Việt Nam trong nhiều công trình, cho thấy người Mỹ đã cảm thông với người Việt bằng nụ cười cởi mở.
Để quý bạn biết thêm về quá trình gom góp sách và các loại đồ quý tại Thư Viện Việt Nam, lovelittlesaigon.org tuần tự trích đăng (phải đánh máy lại tốn rất nhiều giờ) những ghi chép của anh chị em sáng lập cùng các thiện nguyện viên và thân hữu (mà nay nhiều người đã bỏ cuộc chơi). Ngoài 2 cuốn Kỷ yếu 2000 và 2001 có nhiều bài và hình ảnh, các bản tin sinh hoạt Thư Viện cũng có những ghi chép, bài viết giá trị. Bài này trích ra từ Kỷ yếu 2000. Bài này không kèm hình. Những đồ quý tại TVVN sẽ được giới thiệu kèm hình ảnh trong một bài khác.
Nhìn lớp bụi vươn trên hàng tủ dọc cửa ra vào thư viện, độc giả có thể "đoán" ra tuổi của những chiếc tủ tự đóng này. Tủ "già" nhưng có nhiều đồ quý còn già hơn nhiều. Đặc biệt là các tủ đựng sách báo cũ, trước 1975 của Việt Nam Cộng Hòa, một vài cuốn vào thời Pháp thuộc. Kệ sách cũng do các thiện nguyện viên (đa số là Hướng Đạo Sinh) đóng tặng. Ở một góc trên cao là bảng hiệu "Thư Viện Việt Nam", là "tác phẩm" bằng tay của Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thực hiện qua nghệ thuật xử dụng dây dừa (ngón nghề của Hướng Đạo Sinh)... Thư viện của chúng ta quá là dễ thương...
“… Theo chỉ thị của Bộ Giáo Dục về việc soạn thảo sách giáo khoa bậc tiểu học theo phương pháp mới, với sự giúp đỡ tài liệu, ý kiến cùng phương tiện của các chuyên viên Sở Học liệu, thuộc Bộ Giáo Dục, Phái bộ Viện trợ Kinh tế Hoa Kỳ (USOM), Phái đoàn Đại học Southern Illinois, chúng tôi cho ra đời quyển “EM TÌM HIỂU KHOA HỌC” lớp Hai này. Từ trước tới nay, các học sinh cho môn Khoa học thường thức là môn khó học, khó hiểu và không quan trọng. Chúng tôi muốn gạt bỏ quan niệm sai lầm này. Nâng tầm quan trọng của môn Khoa học lên ngang hàng với các môn khác, giúp học sinh vui vẻ quan sát, suy luận, say mê tìm hiểu: đó là những ước mong chân thành của chúng tôi…” (Soạn giả: Bà Trương Thị Tài, Ông Châu Ngọc Cảnh)
Trong khoảng 1948, trên tờ Sài Gòn Mới, có đăng một tiểu thuyết dài có tánh chất trào phúng, với cái tên Phi Lạc Sang Tàu, của tác giả Ý Dư. Rồi năm 1949 cũng trên báo ấy, cũng với chữ ký của tác giả nọ, nối tiếp vào chuyện Phi Lạc Náo Hoa Kỳ (mà nhà báo muốn làm giựt gân độc giả, thêm chữ đại vào trước chữ náo). Nhưng nhà xuất bản không biết Ý Dư là ai, gán đại cho nhà chính trị kiêm ký giả Hồ Hữu Tường. Ông nầy không đính chánh, lại còn chìa lãnh bản quyền tác giả nữa!...
Trong Lời nói đầu, tác giả viết: “Tục ngữ ta nhiều câu rất khỏ hiểu. Khó hiểu vì lời quá vắn tắt, hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoặc vì chữ dùng quá cổ. Không những an hem thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước ý nghĩa một vài câu tục ngữ. Vốn yêu chuộng quốc văn, quốc học, chúng tôi chú trọng đến tục ngữ Việt Nam đã từ lâu. Và trong khoảng những năm 1937, 1938 trên các báo Việt Báo, Việt Cường ngoài Bắc, Công Luận trong Nam, tôi đã có dịp giải thích ý nghĩa một số tục ngữ. Rồi sau, trải qua nhiều địa phương, xúc tiếp với nhiều nghề nghiệp, những điều tai nghe măt thấy cùng những kinh nghiệm bản thâm đã giúp chúng tôi hiểu thêm một số tục ngữ cần phải giải thích…
lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu khảo luận mới (2024) của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý: "Khảo luận về một số địa danh nước Việt thượng cổ". Đây là CHƯƠNG II - PHẦN I của loạt biên khảo công phu của tác giả: “Khảo luận tổng quát một số ghi chép trong cổ thư Tàu liên quan đến lịch sử Việt thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa”. Tác giả đã dẫn sách sử cổ, đặc biệt chú thích những bản đồ cổ đính kèm. Phần tiểu kết, tác giả viết: "- những ghi chép về đồng trụ Mã Viện chỉ là những phỏng đoán vu vơ, không chứng cứ rõ ràng nên vì thế truyền thuyết đồng trụ Mã Viện chỉ đáng được xem là truyện dã sử truyền khẩu qua các đời mà thôi. - đến nay chưa có khai quật khảo cổ nào tìm thấy được dấu vết của đoàn quân Đông Hán nam chinh do Mã Viện chỉ huy nên sự kiện đồng trụ và lời nguyền Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt hiển nhiên chỉ là truyền thuyết, không thể xem đấy là sự kiện lịch sử.
lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu biên khảo mới nhất năm 2024 của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý. Trong phần giới thiệu bài viết, tác giả nhấn mạnh: "Theo lịch sử truyền thống dân tộc, cuộc khởi nghĩa của các tộc Việt thời Hai Bà khởi phát trong vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, xem kỹ lại những ghi chép trong các cổ thư Tàu và Việt về cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà thì thấy có một số địa danh nước Việt thượng cổ hiện hữu trong vùng Giang Nam và Lĩnh Nam..." Bài viết cùng chủ đề Hai Bà Trưng của cùng tác giả trên lovelittlesaigon.org này đã có hơn 4.000 người đọc. Kính mời quý bạn cùng đọc và nếu có thể, mong góp ý như yêu cầu tha thiết của tác giả.
Ông Trần Văn Thành lại là đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An, thuộc phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông đã được Đức Phật Thầy trao cho một cây cờ, một cái ấn và một tấm áo màu dà, để dùng trong công cuộc đền nghĩa núi sông. Ông đã kết hôn với bà Nguyễn Thị Thạnh, người ở rạch Sa Nhiên, Sa Đéc. Theo người cố cựu nói lại, vóc người bà rất nhỏ bé, nhưng võ nghệ cao cường, chữ nghĩa cũng rất rành. Vì ông được gọi là Đức Cố Quản, bà cũng được gọi là Đức Bà Cố Quản. Sau khi quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, các quan chức của nhà Nguyễn đã theo lịnh triều đình rút về Bình Thuận và Huế để chờ nhận chức vụ khác. Ông ở lại miền Nam, lo tổ chức đánh Pháp, giành lại đất nước.
Tôi cầu cho quý thầy, quý anh, chị làm được. Nếu làm không xong thì các em, các cháu tiếp tục. Nhưng tôi tin rằng thành quả của thư viện nay đã nhìn thấy rồi. Khi cháu Tánh yêu cầu tôi viết cảm nghĩ của tôi về Thư viện, tôi hỏi ra nay thư viện đã có năm sáu chục ngàn cuốn sách, hàng ngàn cổ vật, sưu tầm, kỷ vật quý giá... Đây là tài sản chung của mọi người Việt không phải bây giờ mà còn lưu lại mai sau. Ngoài tài sản cũ sưu tập ấy, thư viện còn viết, in sách, biên khảo giá trị... Quả thật quý vị làm được những việc ý nghĩa quá chừng. Tôi tự nguyện là một thành phần của thư viện, mãi mãi....
VHV FOUNDATION - THƯ VIỆN VIỆT NAM VIETNAMESE CULTURAL CENTER 10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843 E-mail: info@lovelittlesaigon.org
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.