Bài viết dưới đây gồm các phân đoạn:
1- Về tác giả
2- Hình ảnh và tư liệu
3- Các chi tiết nổi bật
4- Tại sao không là Việt Nam town mà là Little Saigon?
Tin vui nhất cho những người muốn biết về lịch sử của người Việt Nam tị nạn đến Orange County và thành lập Little Saigon: tác phẩm “Little Saigon Chronicles” đã được xuất bản trên nền tảng Amazon với 2 ấn bản bằng giấy và ebook.
Lâu nay những thông tin liên quan đến nguồn gốc và sự hình thành của Little Saigon (Westminster, California) xuất hiện trên mạng xã hội không nhiều và thiếu chính xác.
1- Về tác giả:
Trên bìa sách ghi tên 2 tác giả: Ngọc Hà và Du Miên.
Cả hai đều là ký giả tên tuổi trong làng báo tiếng Việt. Họ đã làm báo ngay từ những ngày đầu khi có người tị nạn Việt Nam mở nhà hàng và chợ tại Santa Ana, Garden Grove và Westminster. Nhờ vậy mà những ghi chép của họ về những ngày khởi đầu của Little Saigon có giá trị.
Ở trang cuối của tác phẩm, có đủ chi tiết sinh hoạt báo chí của 2 tác giả.
(Trang vào sách cho biết suốt từ những năm cuối thập niên 1970 đến nay, hai vợ chồng ký giả Du Miên và Ngọc Hà “ngày nào cũng lái xe qua lại Bolsa Avenue, Downtown Little Saigon” nên ghi lại tường tận bằng cách như tên của tác phẩm: biên niên chi tiết về Little Saigon)
2- Hình ảnh và tư liệu:
Ngay trang đầu của tác phẩm, 2 tác giả đã liệt kê nột danh sách phong phú các nhiếp ảnh gia, nguồn gốc các bức ảnh được dùng trong tác phẩm. Bên cạnh đó, tác giả đã xử dụng tư liệu báo chí tiếng Anh và tiếng Việt xuất bản từ 1975 cho đến nay đi kèm với mỗi đề tài, mỗi cột mốc quan trọng của các sự kiện liên quan đến sự hình thành của Little Saigon.
Những hình ảnh này đã được các tác giả và cơ quan, website sở hữu cho phép. Sách được cấp bản quyền bởi U.S. Copyright Office (Library of Congress).
Sách dày 292 trang, được phát hành dưới 2 dạng giấy trắng hình full colors giá 24.50 và dạng ebook giá 4.99, phát hành trực tiếp trên Amazon và các đại lý phân phối sách toàn cầu. Chỉ cần gõ tên tác phẩm “Little Saigon Chronicles” vào công cụ tìm kiếm (ví dụ như Google hay Bing…) sẽ hiện toàn bộ các cơ sở phát hành sách này.
Khi tôi tìm hiểu thì còn được biết thêm rằng tất cả tiền bán sách sẽ được 2 tác giả tặng cho VHV Foundation, tổ chức phi lợi nhuận của Thư Viện Việt Nam tại Little Saigon.
Các hình ảnh độc đáo tiêu biểu:
- Hình ảnh các vị lãnh đạo tôn giáo khởi xướng lập “làng Việt Nam” từ 1975: Linh mục Nguyễn Văn Tịnh, Hòa thượng Thích Thiện Ân, Linh mục Vũ Tuấn Tú.
- Lịch sử hình thành các nhà thờ, chùa, thánh thất, hội quán đầu tiên của các tôn giáo quen thuộc tại Việt Nam.
- Các vị lãnh đạo tôn giáo góp công cho việc hình thành và phát triển tôn giáo: Hòa thượng Thích Tâm Châu, Hòa thượng Thích Giác Nhiên, Hòa thượng Thích Đức Niệm, Hòa thượng Thích Minh Mẫn, Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, Giám Mục Mai Thanh Lương, Linh Mục Đỗ Thanh Hà, Linh Mục Thái Quốc Bảo, Cựu Đại Tá Đặng Quang Dương, Ông Nguyễn Long Thành Nam.
- Khu phố Bolsa trước khi người Việt đến (hình lưu trữ của quận hạt Orange County) so sánh với các khu phố phát triển khi có Little Saigon (sau 1975).
- Tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại hải ngoại, xuất bản tại Hoa Kỳ vào tháng 11 năm 1975 (Hồn Việt Mazagine)
- Tờ báo Việt ngữ đầu tiên tại Orange County (nay là Little Saigon), California, ra mắt vào đầu năm 1976, tòa soạn đặt tại Santa Ana (Tin Văn Magazine);
- Cuốn sách bằng tiếng Việt xuất bản đầu tiên tại Hoa Kỳ: 3 Năm Ở Mỹ của tác giả Du Miên, in năm 1978 tại San Diego, California.
- Jerry Brown, thống đốc California thăm Little Saigon năm 1979 chụp cùng đồng tác giả Du Miên.
- Pastor Lemuel Peterson Webber vị sáng lập thành phố Westminster (và nhân thân của Ngài).
- Sơ lược lịch sử thành phố Westminster, thành phố cưu mang Little Saigon.
- Ms. Joy Neugebauer, former Westminster Mayor and President of the Westminster Historical Society chụp cùng đồng tác giả Du Miên (2003). Bức ảnh cho thấy ông Du Miên đã được các giới chức cung cấp tài liệu để viết thành tác phẩm.
- Cuốn Niêm Giám Điện Thoại đầu tiên xuất bản tại Little Saigon (1984).
- Sister Rose Marie Redding (dòng Mến Thánh Giá) đại ân nhân của nhiều thế hệ tị nạn từ 1975, kể lại những ngày đầu bà vào trại Pendleton giúp người Việt tị nạn và sau đó bà kể về câu chuyện một linh mục Công Giáo cứu 40 thanh niên độc thân đầu tiên đến thành phố Westminster như thế nào. Đồng tác giả Du Miên đã phỏng vấn trực tiếp vị nữ tu này.
- President George W Bush, Vice President Dan Quayle từng ghé thăm Little Saigon.
- Cựu hoàng Bảo Đại, cựu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ tại Little Saigon.
- Hội chợ Chiến Sĩ Cộng Hòa tổ chức tại Wesminster (1982), sau này Tổng Hội Sinh Viên tiếp tục từ 1983 đến nay.
- Diễn hành Tết trên đại lộ Bolsa năm 1983 đến 2024.
- Thương xá Bolsa Mini Mall (1977) với “Bolsa Ngũ Hổ” cổ xúy người Việt khắp 50 tiểu bang tụ về Orange County (1978-1982).
- Thương xá Phước Lộc Thọ khai trương 1986 (sau Bolsa Mini Mall 9 năm) với đủ các hình lễ động thổ, chứng thư mua đất (grant deed), nguồn gốc các khu phố trên đường Bolsa.
- Ông Tony Lâm trả lời báo Los Angeles Times ủng hộ danh xưng Chinatown, chống danh xưng Little Saigon.
- Khu phố Santa Ana góc First và Clara với hình ảnh Ông Lê Quý Biên, người mở business đầu tiên (tháng 11 năm 1975), các cửa tiệm và một số các chủ tiệm trong khu này như Ông bà Đại tá Huỳnh Văn Tồn, Đại úy Đặng Giang Sơn, Luật sư Lê Tấn Phước, Dân Biểu Lê Tấn Trạng, Ông Hứa Trung Tín, Ông Phan Giảng, Ký giả Đông Duy, chùa Trúc Lâm Yên Tử (ra đời năm 1978), garage Thiên Tạo, NB Auto Bodyshop.
- Nữ tài tử Dạ Yến, cựu bí thư của bà Ngô Đình Nhu, lập văn phòng Đảng Cộng Hòa tại Bolsa Mini Mall từ 1979 để hướng dẫn người Việt học và thi quốc tịch Hoa Kỳ.
- Laszlo Nagy, Tổng thư ký Hướng Đạo Thế Giới (Secretary General of the World Organization of the Scout Movement) lần đầu tiên trong lịch sử Hướng Đạo Việt Nam đến thăm 1 đoàn Hướng Đạo Việt Nam (1984)
- Lá cờ Việt Nam Cộng Hòa đầu tiên được kéo lên ở trại Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ Pendleton 1979.
- Lá cờ Việt Nam Cộng Hoa đầu tiên được đặt trên công thổ thành phố Garden Grove vào năm 2003.
- Các trang nhật báo The Register (nay là The Orange County Register) tường trình về Tết Việt Nam năm 1981, trong đó có bài viết của nữ ký giả Rosa Wong với tựa đề: “Little bit of Saigon: Asians making county like “home”. Đây là dấu tích về danh xưng Little Saigon.
- Các bài báo Mỹ liên quan đến các nỗ lực chống sự hình thành Little Saigon bên cạnh các nhân vật Hoa Kỳ, Đài Loan hỗ trợ bảo vệ Little Saigon.
- Mục sư Nguyễn Xuân Đức kể lại việc bị KKK dọa giết vì ông cổ động người tị nạn Việt Nam tụ về Orange County.
- Bà Harriett Wieder, Giám sát viên địa hạt 2 (Orange County Board of Supervisors), đòi đuổi người Việt tị nạn.
- Nghị viên Frank Fry kỳ thị cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa.
- Các vụ án liên quan đến Việt Cộng nằm vùng: Sinh viên Lâm Văn Minh giết giáo sư Cooperman của đại học Cal State Fullerton; Nhà giáo Trần Văn Bé Tư bắn Trần Khánh Vân; Người Việt biểu tình chống Bác sĩ Phạm Đặng Long Cơ; 64 ngày đêm người Việt ở Little Saigon biểu tình chống Trần Trường.
- Các nỗ lực hóa giải sự chống phá, tìm sự ủng hộ của các viên chức chính quyền vào năm 1984 của nhóm tuần báo Trường Sơn với sự khích lệ và ủng hộ của Thị trưởng Westminster Kathy Buchoz; Thống đốc California George Deukmejian; State Senator Ed Joyce; Orange County Board of Supervisors; Dr. Edward Dundon, Ed.D., Garden Grove School District superintendent v.v…
- Một số các ân nhân ủng hộ nỗ lực hình thành Little Saigon từ chính phủ Liên Bang đến địa phương, nổi bật nhất là Luật sư Alan May (luật sư của President Richard Nixon) và Điệp viên CIA William Cassidy.
- Former Marine Stephen Cooper với ghi chú rất đậm tình: “Stephen Cooper, a former Marine and his over 80-year-old friends often brought drinks to give to Vietnamese Americans participating in protests against the Việt Cộng and CCP in Little Saigon. When he passed away, his portrait was enshrined at the Trần Hưng Đạo Temple, a Vietnamese hero who three times defeated the Mongol and Chinese armies. This temple is located right on Bolsa Ave, Westminster City.”
- Các nhân vật người Việt gốc Hoa như Mr. Trần Quyền, Linh mục Đại tá Nguyễn Lạc Hóa.
- Thị trưởng Westminster Elden F. Gillespie.
- Tất cả hình ảnh và tài liệu liên quan đến cuộc vận động để chính quyền công nhận danh xưng Little Saigon (1988) từ Mục sư Nguyễn Xuân Đức, Mrs. Mai Công và Ký giả Du Miên đến nhóm các ông Phùng Minh Tiến, Lê Quang Cường, Nguyễn Văn Vân, Nguyễn Tư Mô v.v…
- Nghị quyết công nhận Little Saigon của thành phố Westminster.
- Thống đốc California khánh thành bảng “Little Saigon Next Exit” vào ngày 17 tháng 6 năm 1988.
- Từng bước, rất chi tiết về Little Saigon Business District Committee và công cuộc vận động đặt các monuments “Welcome to Little Saigon” tại các thành phố Garden Grove, Westminster và Santa Ana (2000-2004)
- Chi tiết về cuộc đấu tranh công nhận cờ vàng xuất phát từ thành phố Westminster, California do Nghị viên Andy Quách khởi xướng với sự hỗ trợ của Nghị viên Văn Trần (Garden Grove). Sau đó đến Garden Grove, Santa Ana và hàng trăm các thành phố, quận hạt, tiểu bang công nhận cờ vàng.
- Chi tiết về cuộc vận động các thành phố Wesminster, Garden Grove và Santa Ana chận đứng các cuộc thăm viếng của Việt Cộng. (Campaign to ban Vietnamese Communists from visiting Little Saigon).
- Lịch sử hình thành các trụ cờ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ tại các khu phố Việt trong Little Saigon (đến đầu năm 2024)
- Lịch sử thêm tên tường bằng tiếng Việt dưới tên đường bằng tiếng Anh.
- Lịch sử hình thành Thư Viện Việt Nam tại Little Saigon.
- Lịch sử phong trào dạy tiếng Việt tại Little Saigon.
- Lịch sử hình thành Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ.
- Lịch sử hình thành Hội Ký Giả Việt Nam Hải Ngoại.
- Lịch sử hình thành tượng đài Chiến Sĩ Việt Mỹ.
- Lịch sử hình thành tượng đài Thuyền Nhân.
- Lịch sử hình thành tượng đài Trần Hưng Đạo trên đại lộ Bolsa.
- Lịch sử hình thành tượng đài vua Quang Trung.
3- Các chi tiết nổi bật:
2 tác giả đã khéo léo ghi nhận sự biết ơn của người Việt tị nạn đối với chính phủ và viên chức Hoa Kỳ, các cựu quân nhân Hoa Kỳ, các ân nhân Hoa Kỳ mở rộng vòng tay tận tình giúp đỡ người tị nạn Việt Nam từ 1975 đến nay. Nhiều hình ảnh ân nhân trong suốt gần 50 năm đó đã được trình bày và ghi nhận chi tiết.
Tác phẩm đã lý giải tại sao thành phố Westminster lại được người Việt chọn để lập phố Little Saigon:
Tin rằng “đất lành chim đậu” và dẫn chứng “đất của thành phố Westminster lành” nên chim tìm đến đậu (lấy ý từ câu phương ngôn: chim Việt đậu cành Nam) và 2 tác giả ghi lại việc khi thành phố Westminster kỷ niệm 100 năm thành lập có thư mời Nữ hoàng Anh là Elizabeth II nhưng bị từ chối. Trong khi đó người Việt tị nạn tại thành phố Westminster đã mời được cựu Hoàng đế Bảo Đại và nhiều lãnh đạo Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa đến viếng như President George W. Bush, Vice President Dan Quayle, Secretary General of the World Organization of the Scout Movement Laszlo Nagy, President Nguyễn Văn Thiệu, Vice President Nguyễn Cao Kỳ…
Sách có đoạn viết về sự biết ơn:
“Journalist Du Miên once dreamed of creating a museum for Little Saigon. The portrait of Reverend Lemuel Peterson Webber would be placed in the main position as the "Thần Hoàng" (City God/ Village God).”
Khi cư dân Westminster phản đối các cửa tiệm của người Việt Nam trên Bolsa Avenue thì ông Thị trưởng Elden F. Gillespie (của thành phố Westminster) đích thân đến gặp đồng tác giả Du Miên để giải thích:
“Councilman Elden F. Gillespie went straight to Saigon Newspaper to meet Editor-in-Chief Du Miên. He pointed to the sign right in front of Saigon Newspaper of Thanh My Restaurant, as a typical example of many other signs of Vietnamese stores in Bolsa Mini Mall and some nearby areas. He emphasized "Because you don't use English on the signs, the local people feel uncomfortable." After a pause, he continued, "This is America, you have to use the language of the United States!"
“He suggested solutions, for example, "Nhà hàng Thành Mỹ" should add the word "Restaurant" so everyone understands that this is a restaurant selling (Vietnamese) food.” (page 173)
Sự hình thành của Little Saigon được chứng minh từ lúc “Bolsa Ngũ Hổ” tổ chức đốt pháo đón Tết Nguyên Đán (lunar new year) vào ngày 1 tháng 2 năm 1981. Nhật báo The Register chụp hình và đăng tải bản đồ Little Saigon lúc khởi đầu (page 76). Tựa của bài tường thuật: “Little bit of Saigon: Asians making county like “home”. Tựa bài báo này có 2 lịch sử liên quan:
- Thứ nhất, từ nguyên bản “Little bit of Saigon” đến rút ngắn lại thành “Little Saigon”.
- “Home” liên quan đến ý nguyện của Mục sư Nguyễn Xuân Đức (nói với đồng tác giả Du Miên):
"You have a newspaper, so call on and encourage all of us Vietnamese to turn this place (Orange County) into our own "home". When traveling far away, Vietnamese Americans will say "I want to go home". "Home" here in Orange County." (Page 66)
Chủ nhà các nhà hàng Việt Nam đầu tiên không phải là đầu bếp chuyên nghiệp. Họ cùng với hầu hết những chủ cơ sở thương mãi Việt Nam của Little Saigon lúc ban đầu đều là cựu sĩ quan hay viên chức của Việt Nam Cộng Hòa.
Ngoài những chi tiết năm tháng của sự hình thành Little Saigon, tác phẩm Little Saigon Chronicles còn gợi ý và diễn giải văn hóa truyền thống Việt Nam để giúp cho giới trẻ và ai muốn tìm hiểu văn hóa Việt Nam như:
- Tại sao có các ngày đặc biệt cả khu phố Little Saigon treo cờ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ suốt downtown Little Saigon?
- Tại sao logo của Little Saigon có hình 3 cây trúc?
- Tại sao người Việt gọi nhau là “đồng bào”?
- Tại sao người Việt luôn long trọng chào quốc kỳ trong các lễ hội của cộng đồng?
- Lịch sử lá quốc kỳ của quốc gia Việt Nam có từ bao giờ?
- Sơ lược các tổ chức kháng chiến phục quốc của người Việt tị nạn từ 1975.
4- Tại sao không là Việt Nam town mà là Little Saigon?
Ngày nay danh xưng Little Saigon đã được đặt cho nhiều khu phố ở các thành phố khắp Hoa Kỳ nhưng từ năm 1980, khi ký giả Rosa Wong của nhật báo The Register phỏng vấn, ký giả Du Miên (đồng tác giả) đã lý giải:
“Rosa Kwong:
“Why is it called Saigon corner town, the new neighborhood?”
Du Miên:
"When the Communists forcibly took over the South (since April 30, 1975), they erased the name Saigon, the capital of the Republic of Vietnam. Now we are establishing this Vietnamese commercial district, and we want to name it Saigon. But our old Saigon was once the pearl of the Far East, praised by musician Y Vân in the famous song: 'Saigon is so beautiful, oh Saigon, oh Saigon!' (Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ới, Sài Gòn ơi!) Today, with this small new street corner, we just want to recreate a little bit of the old Saigon, to alleviate the longing every day." (Page 78)
Khi cộng đồng Việt tại thành phố San Jose muốn đặt tên Little Saigon, họ đã phải trải qua một cuộc tranh đấu cam go liên tục nhiều tháng trời để giữ tên Little Saigon thay vì Vietnamtown hay Vietnamese Business District.
Khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, Việt Cộng đã xóa tên Saigon.
Nay người Việt tị nạn dựng lại tên Saigon một cách khiêm tốn: Little Saigon. Hàm ý đây chỉ là Sài Gòn nhỏ, Sài Gòn bé tí để giữ mãi danh xưng Sài Gòn mà người dân Việt Nam yêu quý nó.
Không chọn Vietnamtown càng hay khi biết thêm rằng vào tháng 12 năm 2023, nhà cầm quyền Việt Cộng đã cử Vương Đình Huệ dự khánh thành Vietnam Town tại Thái Lan (ở Udon Thani City).
Tôi viết bài này vào dịp lễ Thanksgiving. Cảm ơn 2 tác giả của tác phẩm Little Saigon Chronicles và giới thiệu để mọi người cùng tìm đọc tác phẩm lịch sử giá trị này.