Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (2)
Về tác giả
Danh sách tác giả
NGÔ PHỤNG ANH
Mới nhất
A-Z
Z-A
CHUYỆN ĐỨC BÀ CỐ QUẢN
02 Tháng Ba 2024
9:48 SA
Ông Trần Văn Thành lại là đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An, thuộc phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông đã được Đức Phật Thầy trao cho một cây cờ, một cái ấn và một tấm áo màu dà, để dùng trong công cuộc đền nghĩa núi sông. Ông đã kết hôn với bà Nguyễn Thị Thạnh, người ở rạch Sa Nhiên, Sa Đéc. Theo người cố cựu nói lại, vóc người bà rất nhỏ bé, nhưng võ nghệ cao cường, chữ nghĩa cũng rất rành. Vì ông được gọi là Đức Cố Quản, bà cũng được gọi là Đức Bà Cố Quản. Sau khi quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, các quan chức của nhà Nguyễn đã theo lịnh triều đình rút về Bình Thuận và Huế để chờ nhận chức vụ khác. Ông ở lại miền Nam, lo tổ chức đánh Pháp, giành lại đất nước.
ĐẤT SÀI GÒN NAM THANH NỮ TÚ
16 Tháng Mười Một 2023
5:41 CH
Đã có lần nào bạn đặt chân lên đất Sài Gòn? Đối với dân Nam Kỳ Lục Tỉnh, Sài Gòn luôn luôn là một địa danh được ghi nhớ, được nhắc nhở đời đời. Người Tây phương gọi Sài Gòn là “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Người dân quê miền Nam, cho dù là ở miền Đông đất đỏ hay miền Tây nước mặn nước phèn, đều coi Sài Gòn là một chốn phồn hoa đô hội, với đèn màu “ngọn xanh ngọn đỏ”. Về phương diện lịch sử, hồi thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Sài Gòn đã từng được Lễ Tài Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (sử sách chép là Nguyễn Hữu Kính để tránh trùng tên với Đông Cung Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh, con của Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long) chọn làm nơi đóng tổng hành dinh khi ông lãnh quân bảo hộ Cao Miên và bảo vệ những người dân Việt di dân sinh sống tại miền Nam.
Quay lại