Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (3)
Về tác giả
Danh sách tác giả
ĐỖ THÚC VỊNH
Mới nhất
A-Z
Z-A
DÌ MƠ
07 Tháng Giêng 2024
6:08 CH
“… Đa số dân ta sống tại làng, bản, sóc và làm ruộng, nương, rẫy. Họ là nông dân, là khối đa số thầm lặng. Và là một lực lượng cơ bản. Vậy mà chưa bao giờ vấn đề nông dân được nghiêm trang giải quyết. Lý do dễ hiểu: những kẻ nắm quyền bính không như xưa – xuất thân đồng ruộng, quần nâu áo vải -thường là thị dân, tách rời hẳn khỏi khối đa số quần chúng đó. Các đảng phái, đoàn thể tự nhận là cách mạng, chưa bao giờ tích cực vận động nên cũng chưa bao giờ được sự hậu thuẫn của nông dân. Do đó, dĩ nhiên chưa bao giờ là một thực lực. Ngoại trừ cộng sản. Họ lấy nông dân làm chủ lực. Và đã thành công! Và mối ưu tư của thanh niên Đỗ Thúc Vịnh vào năm 1946 là: Phải có sự sát lại gần nhau giữa cái thiểu số thành thị và cái đa số nông thôn; phải có sự thông cảm giữa những người nhận lãnh công việc quang phục quê hương với khối đại đa số quần chúng..."
NHỮNG NGƯỜI ĐANG TỚI
12 Tháng Mười Hai 2023
2:21 CH
Tác giả ghi trong phần « Tự Luận về Bản In tại hải ngoại » : « Ba mươi năm chiến tranh (1945-1975), một cuộc chiến mà người Việt hầu như đóng vai « được mướn » để đánh lẫn nhau, là ba mươi năm tàn phá triệt để như thể một cuộc đổi đời. Ba mươi năm chiến tranh đã qua. Hơn mười năm cuồng say chiến thắng kéo theo hận thù, tù đày, cũng đã qua. « Thua » hay « Thắng » thì cả hai đều tỉnh giấc trước điêu tàn của đất nước. Một thời kỳ đại loạn chưa từng thấy trong lịch sử của dân tộc Việt. Đại loan cho đời sống vật chất. Vô cùng quan trọng nữa là đại loạn cho nếp sống tinh thần, nền móng của tổ chức xã hội. Hậu quả là trước mắt chúng ta hình ảnh một xã hội bị phân hóa và băng hoại cực độ, khiến cho đại chúng không có được một niềm tin để sống, để hành động trong tinh thần hướng thượng với ý thức giúp vào phúc lợi lâu dài của dân tộc… »
BÓNG TRE XANH
20 Tháng Mười Một 2023
7:08 CH
“Trời tháng năm nắng như đốt. Thỉnh thoảng một ngọn gió trản thổi qua như quạt lửa vào mặt. Ngồi không, còn oi bức khó chịu, huống hồ Mơ lại ngồi đun bếp thì khó chịu đến đâu. Rơm nỏ quá, cháy ngùn ngụt; những lưỡi lửa nhấp nhô, leo lên cả miệng nồi, lên vung, và như muốn liếm cả vào tay vào mặt người ngồi đun. Mặt đỏ bừng tựa say rượu; mồ hôi chảy từng vệt dài trên trán, trên má, rồi nhỏ giọt xuống áo, xuống yếm làm ướt đầm như người ra mưa; tóc rối bù vướng cả rơm rác, tay chân lấm tấm những gio bụi; trông Mơ tiều tụy lạ. Một mình trong gian nhà bếp chật hẹp, Mơ vừa thổi cơm, vừa luộc rau, vừa nấu một xanh mười canh cua, tay cầm que đời luôn luôn gạt gio, Mơ vội lắm. Trưa rồi! Ngoài sân bóng chum tương đã tròn xoe; ấy là lúc phải sắp cơm gánh ra đồng cho thợ gặt ăn, mà nào có ít! Những hai mươi người thợ, hai mươi xuất cơm ấy, trong vòng hai tiếng đồng hồ Mơ phải sắp cho đủ; nếu chậm bà Chánh chẳng chịu để yên…”
Quay lại