Tiếng Việt
English
Tiếng Việt
Các bài viết (7)
Về tác giả
Danh sách tác giả
CO KHANH
Mới nhất
A-Z
Z-A
TƯỞNG NIỆM ANH TRẦN LAM GIANG TẠI THƯ VIỆN VIỆT NAM
17 Tháng Giêng 2024
7:39 CH
Sau tang lễ được gia đình tổ chức ở Sacramento hôm 30 tháng 12 năm 2023, lễ tưởng niệm Nhà văn, Nhà báo, Nhà giáo Trần Lam Giang, thành viên sáng lập Thư Việt Việt Nam, diễn ra trong nội bộ và một ít thân hữu, vào Thứ Bảy 13 tháng 1 năm 2024. Lễ tưởng niệm cũng là dịp húy nhật hàng năm của 2 thành viên sáng lập Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng và Nhà văn Nguyễn Đức Lập. Anh chị em trong Thư Viện trang trí chiếc bàn, có phướng tưởng niệm, bát nhang, hoa quả. Trước lúc cử hành lễ tưởng niệm, anh Bùi Đức Uyên, cựu học sinh Chu Văn An, đã mang đến một bó bông hồng và chọn bình đặt bên cạnh bàn thờ trong khi các chị trong Thư Viện đã chuẩn bị một bàn hoa hồng đỏ thẩm để mỗi người đặt quanh di ảnh và bàn thờ của anh Trần Lam Giang...
THƠ DZIỆN CỦA CHÚNG TA DỄ THƯƠNG LÀM SAO!
07 Tháng Mười Một 2023
6:43 CH
Nhìn lớp bụi vươn trên hàng tủ dọc cửa ra vào thư viện, độc giả có thể "đoán" ra tuổi của những chiếc tủ tự đóng này. Tủ "già" nhưng có nhiều đồ quý còn già hơn nhiều. Đặc biệt là các tủ đựng sách báo cũ, trước 1975 của Việt Nam Cộng Hòa, một vài cuốn vào thời Pháp thuộc. Kệ sách cũng do các thiện nguyện viên (đa số là Hướng Đạo Sinh) đóng tặng. Ở một góc trên cao là bảng hiệu "Thư Viện Việt Nam", là "tác phẩm" bằng tay của Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thực hiện qua nghệ thuật xử dụng dây dừa (ngón nghề của Hướng Đạo Sinh)... Thư viện của chúng ta quá là dễ thương...
TƯỚNG KỲ & KÝ GIẢ TÔ VĂN DI TẢN 1975 CÙNG MÁY ĐÁNH CHỮ CÓ DẤU VIỆT NAM
15 Tháng Mười 2023
10:19 CH
Theo thầy Hương Giáo Nguyễn Đức Lập và anh Du Miên kể thì, trước khi nhóm sáng lập truyền “hịch thu gom” sách và đồ quý lập Thơ Dziện, một hôm Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ gọi Du Miên bảo ghé nhà nhận bàn máy đánh chữ. Hỏi thêm thì được biết bàn máy đánh chữ có dấu Việt Nam. “Tôi cho cậu vì cậu còn làm báo.” Bàn máy này theo chân Thiếu tướng Kỳ tị nạn 1975. Ông vẫn giữ trong nhà tuy rằng chưa bao giờ dùng đến. Khi nhà thơ Hoàng Anh Tuấn thấy chiếc máy đánh chữ này, ngỏ ý muốn “mượn” để đánh bài vì anh quen viết bài bằng máy đánh chữ. “Bấy giờ vợ chồng Du Miên- Ngọc Hà xuất bản tờ Trường Sơn, anh Hoàng Anh Tuấn ngày nào cũng có mặt tại tòa soạn và dùng bàn máy chữ này để làm thơ hay viết bài (đầu thập niên 1980). Lúc bấy giờ (anh Lập giữ vai trò Ttk Tòa soạn), ngoài Hoàng Anh Tuấn còn có Lê Tử Hùng, Đinh Hiển (Họa sĩ Hĩm), Đông Duy, Nghi Thụy...
CÔ BA TRÀ VINH VÀ NHÃN HIỆU XÀ BÔNG CÔ BA CỦA HẬU DUỆ PHẢN THANH MỤC MINH TRƯƠNG VĂN BỀN
09 Tháng Mười 2023
9:27 CH
Cho tới bây giờ, theo chỗ tui (CO KHANH) biết, chỉ mỉnh Thơ Dziện Việt Nam ở Lí-tô Sài Gòn có bức tượng bằng đồng này. Xuất xứ của bức tượng, hành trình lưu lạc hay "tị nạn" Việt Cộng của bức tượng khó mà rõ ràng. Người tặng tượng "gốc" đã ra người thiên cổ, người tặng thứ nhì (cho TVVN) vì tôn trọng "nỗi riêng" của anh mình nên quyêt không hé răng. Ban sáng lập Thơ Dziện lại tôn trọng người hảo tâm tặng đồ quý nên cuối cùng SiteAdmin ra lệnh, Co Khanh tui không thể không tuân hành nên đành phải rị mọ tìm tòi ghi ghi chép chép. Nếu quý huynh đài tỷ muội nào biết rõ hơn điển của "cô Ba" hay "tượng đồng Cô Ba" làm ơn cho tui góp ý. Tôi nguyện cúng gà xôi tới tấp, dái lạy tôn dzinh....
BỘ BÁT DĨA BÁT TRÀNG TỊ NẠN VIỆT CỘNG 2 LẦN 1954 & 1975
03 Tháng Mười 2023
8:53 CH
Nhà văn Thủy Quân Lục Chiến tặng Thư Viện Việt Nam kỷ vật gia truyền: cặp bát dĩa bằng gốm Bát Tráng. Anh nói với các bạn anh (sáng lập viên Thư Viện): "Khi gia đình chạy chạy giặc Cộng dư cư từ Bắc vô Nam năm 1975, mang cặp bát đĩa này. Gia đình tôi mang theo khi tị nạn Việt Cộng một lần nữa sau biến cố 1975..." Kỷ vật gia truyền này được chưng ở các tủ "đồ quý" Thư Viện Việt Nam từ 1999 đến nay. Bạn bè, người thương yêu Cao Xuân Huy, khi ghé Thư Viện "thấy kỷ vật nhờ người xưa"...
BÀN ỦI CON GÀ: "ĐỒ QUÝ" Ở THƯ VIỆN VIỆT NAM LITTLE SAIGON
01 Tháng Mười 2023
7:53 CH
Từ hồi ông Hương Giáo còn lui tới ngày ngày ở đây (thơ viện), cô bác cho cái chi thuộc “của quý” thì ổng biểu tui: “chú ghi chép và nhớ “điển” của từng món vật.” ... Biểu ghi thì tui “dạ, em ghi” nhưng làm thinh hổng nói như hồi xưa cha anh sai hay dạy cái gì mình cũng dạ nhưng mươi cái chưa chắc có 1 cái nhập tâm hay thực hành. Vả lại vẫn ỷ y vì việc nhớ mớ cái “điển” thì… nghĩ rằng có ổng (thầy giáo làng) là cuốn tự điển sống, mắc mớ chi bận tâm nhớ hết! Mà muốn nhớ thì cái đầu đần chưa chắc nhớ hết được. Nào ngờ tới lúc ổng (Hương Giáo) bỏ Lí-tô Sài Gòn, bỏ thơ viện mà ổng là nhóm sáng lập, để dời tuốt qua bên Houston Texas. Và sau đó ổng còn đi xa hơn, tuốt luốt cõi âm ti: vĩnh viễn không ở lại, chẳng quay về, vĩnh viễn tắt tiếng cười, thôi nhả khói thuốc, hụp tách trà thơm.
"KHO ĐỒ QUÝ NHỎ BÉ" TẠI THƠ DZIỆN VIỆT LITTLE SAIGON
11 Tháng Chín 2023
9:09 CH
HÃY BẤM (CLICK THE MOUSE) VÀO CÁC TỰA BÀI ĐỂ ĐỌC TIẾP "Kho" Đồ Quý hay "Báu Vật" (Báo Vật) lưu giữ những món thủ công nghệ, đồ gốm, các loại tiền bằng đồng, kẻm, giấy xưa cho tới thời Việt Nam Cộng Hòa (1975), các tem thư từ thời Pháp thuộc đến 1975...
Quay lại