BÀI MỚI NHẤT
12 Tháng Giêng 2025(Xem: 88)
In the final days of May, 1975, it was a time of book persecution for the people of South Vietnam. As soon as the Communists seized Saigon, they hastily ordered the confiscation of all South Vietnamese books and newspapers, which they labeled as "decadent and reactionary culture."
10 Tháng Giêng 2025(Xem: 442)
Lovelittlesaigon.org tiếp tục giới thiệu CHƯƠNG II – PHẦN II của loạt khảo luận của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý: "Khảo luận về một số địa danh nước Việt thượng cổ". Tác giả đã chia các tiểu mục trong phần II này, gồm: I. Vị trí của Phân Mao lĩnh theo ghi chép trong cổ sử, cổ thư Tàu từ thế kỷ thứ 13 đến cuối thế kỷ thứ 19 - II. Vị trí của Phân Mao lĩnh theo ghi chép trong cổ sử, cổ thư Việt từ thế kỷ thứ 15 đến đầu thế kỷ thứ 20 - III. Vị trí của Phân Mao lĩnh theo sự tìm hiểu của người Pháp từ cuối thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ thứ 20 - IV. Vị trí của Phân Mao lĩnh theo ghi chép trong các sách và biên khảo về sử Việt từ đầu thế kỷ thứ 20 đến thời cận đại - V. Vị trí đích thực của Phân Mao lĩnh. Đặc biệt có phần “Ghi chú và Khảo luận về sự kiện vua Quang Trung đòi lại đất Lưỡng Quảng”.
12 Tháng Hai 2024(Xem: 964)
Những sách Giáo khoa do nhiều tác giả biên soạn theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa này được đồng bào tị nạn Việt Nam mang theo sau biến cố tan nhà nát cửa mất cả giang sơn 30 tháng 4 năm 1975 và tặng cho Thư Viện Việt Nam Little Saigon cất giữ. Ngoài số sá ch này, trang lovelittlesaigon.org của Thư Viện Việt Nam còn xử dụng các bản quét (scan) của Giáo sư HUỲNH CHIẾU ĐẲNG, chủ quán SÁCH VEN ĐƯỜNG và một số nguồn cùng mục tiêu khác. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận sách của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa để đưa lên website phổ biến và lưu giữ.
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 1959)
Đài VNATV thực hiện 2 videos về buổi lễ tưởng niệm Nhà văn, Nhà báo, Nhà giáo Trần Lam Giang tại Phòng Sinh Hoạt Thư Viện Việt Nam Little Saigon (Vietnamese Cultural Center - VHV Foundation), 10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843. Tổ chức trong nội bộ và một số bạn học cùng thời với người quá cố.
12 Tháng Giêng 2024(Xem: 1190)
Trong cuộc nội chiến, hai kẻ địch văn hóa là : - Văn hóa cổ truyền hay văn hóa Sài Gòn thì mọi người dân Việt ở hải ngoại hay quốc nội đều hay biết vì hiện đang sống với , - Văn hóa XHCN thì ở miền Nam ít người biết đến vì 2 lý do sau : 1) Cuộc sống ngắn ngủi 10 năm (1975-1986) của văn hóa XHCN tại miền Nam, 2) Hầu như không có tác giả nào cả quốc gia lẫn cộng sản viết về văn hóa XHCN và cuộc nội chiến văn hóa Bắc Nam. Đó là lý do chúng tôi dành phần 1 và phần 2 cho văn hóa XHCN và phần 3 cho cuộc nội chiến văn hóa.
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1804)
Tác giả ghi trong phần « Tự Luận về Bản In tại hải ngoại » : « Ba mươi năm chiến tranh (1945-1975), một cuộc chiến mà người Việt hầu như đóng vai « được mướn » để đánh lẫn nhau, là ba mươi năm tàn phá triệt để như thể một cuộc đổi đời. Ba mươi năm chiến tranh đã qua. Hơn mười năm cuồng say chiến thắng kéo theo hận thù, tù đày, cũng đã qua. « Thua » hay « Thắng » thì cả hai đều tỉnh giấc trước điêu tàn của đất nước. Một thời kỳ đại loạn chưa từng thấy trong lịch sử của dân tộc Việt. Đại loan cho đời sống vật chất. Vô cùng quan trọng nữa là đại loạn cho nếp sống tinh thần, nền móng của tổ chức xã hội. Hậu quả là trước mắt chúng ta hình ảnh một xã hội bị phân hóa và băng hoại cực độ, khiến cho đại chúng không có được một niềm tin để sống, để hành động trong tinh thần hướng thượng với ý thức giúp vào phúc lợi lâu dài của dân tộc… »
04 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 833)
Những sách Giáo khoa do nhiều tác giả biên soạn theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa này được đồng bào tị nạn Việt Nam mang theo sau biến cố tan nhà nát cửa mất cả giang sơn 30 tháng 4 năm 1975 và tặng cho Thư Viện Việt Nam Little Saigon cất giữ. Ngoài số sá ch này, trang lovelittlesaigon.org của Thư Viện Việt Nam còn xử dụng các bản quét (scan) của Giáo sư HUỲNH CHIẾU ĐẲNG, chủ quán SÁCH VEN ĐƯỜNG và một số nguồn cùng mục tiêu khác. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận sách của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa để đưa lên website phổ biến và lưu giữ.
28 Tháng Mười Một 2023(Xem: 963)
“Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Đông Dương bị quân Nhật Bản tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt Nam bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu. Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nuớc nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nước nhà chóng được giải phóng…”
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2581)
Trong Lời nói đầu, tác giả viết: “Tục ngữ ta nhiều câu rất khỏ hiểu. Khó hiểu vì lời quá vắn tắt, hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoặc vì chữ dùng quá cổ. Không những an hem thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước ý nghĩa một vài câu tục ngữ. Vốn yêu chuộng quốc văn, quốc học, chúng tôi chú trọng đến tục ngữ Việt Nam đã từ lâu. Và trong khoảng những năm 1937, 1938 trên các báo Việt Báo, Việt Cường ngoài Bắc, Công Luận trong Nam, tôi đã có dịp giải thích ý nghĩa một số tục ngữ. Rồi sau, trải qua nhiều địa phương, xúc tiếp với nhiều nghề nghiệp, những điều tai nghe măt thấy cùng những kinh nghiệm bản thâm đã giúp chúng tôi hiểu thêm một số tục ngữ cần phải giải thích…
29 Tháng Chín 2023(Xem: 3260)
Từ năm 1976, Orange County ước tính có chừng vài ba trăm người Việt định cư, tới năm 1977 người Việt tại Little Saigon tăng lên khoảng 2,000. Từ đó bùng phát xung khắc giữa người bản xứ và người Việt tại Orange County (sách đã dẫn). Mục Sư Nguyễn Xuân Đức kể rằng nhóm KKK (Ku Klux Klan) từng gởi thư kèm hình cái súng lục để vào đầu và nói rằng: “Ông đừng đem người tị nạn đến nữa, nếu không thì số mệnh của ông như thế này” (trang 94, sách đã dẫn). Lúc bấy giờ có sự kỳ thị người Việt tại Little Saigon, và giới chức Hoa Kỳ đã phản đối hoặc cản trở sự phát triển của người Việt, nhưng sau đó họ đã đề xướng và cùng vận động với cộng đồng Việt Nam trong nhiều công trình, cho thấy người Mỹ đã cảm thông với người Việt bằng nụ cười cởi mở.

BÀN ỦI CON GÀ: "ĐỒ QUÝ" Ở THƯ VIỆN VIỆT NAM LITTLE SAIGON

01 Tháng Mười 20237:53 CH(Xem: 4687)
ĐỒ QUÝ BÀN ỦIBÀN ỦI CON GÀ
 
CO KHANH

LƯU Ý: SiteAdmin có chú ngay những chỗ tác giả viết theo lối riêng (có ngoặc đơn). Tên người ghi chú “đồ quý” hoàn toàn không có dấu: Co Khanh, là nam nhi đại trượng phu chớ hổng phải diễn nôm là “cô” Khanh hay Khánh!


CÓC MỞ MIỆNG:
Từ hồi ông Hương Giáo còn lui tới ngày ngày ở đây (thơ viện), cô bác cho cái chi thuộc “của quý” thì ổng biểu tui: “chú ghi chép và nhớ “điển” của từng món vật.”

Biểu ghi thì tui “dạ, em ghi” nhưng làm thinh hổng nói, giống như hồi xưa cha anh sai bảo hay dạy cái gì mình cũng dạ, nhưng mươi cái chưa chắc có 1 cái nhập tâm hay thực hành. Vả lại vẫnnghĩ rằng việc nhớ mớ cái “điển” thì… có ổng (thầy giáo làng) là cuốn tự điển sống rồi, mắc mớ chi mà mình bận tâm nhớ hết! Nhớ vài cái đã đầ cái đầu đặc thì làm sao mà nhớ cho hết cả một sồ những cái "điển" của từng món.

Nào ngờ tới lúc ổng (Hương Giáo) bỏ Lí-tô Sài Gòn, bỏ thơ viện (mà ổng là nhóm sáng lập), để dời tuốt qua bên Houston Texas. Và sau đó ổng còn đi xa hơn, tuốt luốt cõi âm ti: vĩnh viễn không ở lại, chẳng bao giờ quay về, ngàn thu tắt tiếng cười, thôi hết nhả khói thuốc, hụp từng tách trà thơm.

Đưa đám ổng tui làm sao mà đi được. Mà giả như có đi (đưa đám) thì cũng chỉ sợ người mới chết hồn chưa xuống dưới, linh lắm, quở trách rùm trời: “Anh đã nói với chú rồi, biểu chú ghi sợ để nhiều rồi chú quên. Mà rồi thì chú hổng có chịu nghe, không ghi thì…” (Má ơi, chắc ảnh muốn nói “không ghi thì ráng chịu”. Hổng phải ảnh xấu bụng mà thời gian ảnh còn nghe còn nói được tiếng người chỉ trong tích tắc… Khi đã quy tiên, ảnh nói tiếng trên Trời chỉ có tiên với nhau mới hiểu… tui chưa thành tiên nên, như sau😊):

Khi trang web “Love Little Saigon” mở mục “Đồ quý”, SiteAdmin réo ơi ới: “Những món đồ này, ngoài anh Lập ra thì chỉ có chú mày (Co Khanh) là biết lai lịch…”

Không thể từ chối. Lại không thể giải bày… Đành “mò” lai lịch từ nhiều nguồn về các món đồ mà bà con cho, gom lại như vầy. Các nguồn mà tui gom có gốc từ thầy Hương Nguyễn Đức Lập hồi sanh tiền truyền cho, rồi gặp người cao minh, báo chí, internet v.v… xào trộn, tổng hợp lại.

Đi “lượm” lý lịch, nguồn gốc “đồ quý” chắc chắn không đúng như lời thầy Hương Giáo chỉ-dẻ, cũng như những bậc cao minh am tường. Co Khanh tui cúi đầu bái tạ những chỉ giáo và chỉnh sửa, được cập nhật thường xuyên.

Nói vầy là thưa trước, tui biết cái nào thì ghi cái nấy, chưa biết thì tra khảo và luôn đón nhận cao kiến của bà con thân hữu xa gần.

Chớm thu Canh Dần 2023 tại Lí-tô Sài Gòn
CO KHANH


BU 1

Tui đề nghị đưa bàn ủi con gà lên trước là vì người tặng là học trò của anh Hương Giáo Nguyễn Đức Lập:  Trò Lê Văn Cui Nguyễn Văn Phúc (nhóm cựu học sinh Nguyễn Du).

Năm bảy năm vừa qua ở bển đồn ầm lên cái tin có mấy “thầy Tăng” (thằng Tây) tận trời Âu lặn lội qua xứ thuộc địa Đông Dương lùng mua bàn ủi con gà làm bằng đồng nguội tức đồng nguyên chất, có giá ngất trên mây!

Bạc tỷ chớ giởn chơi sao!

Để hấp dẫn hơn, người ta đồn rằng xứ sở của “thầy Tăng” muốn tìm đồng lạnh đúc phi thuyền! (đi coi mặt Hằng Nga chăng?)

(Má ui, đại cường quốc lại thiếu… đồng, phải lặn lội tới xứ cựu thuộc địa để “mót” đồng…vụn! Chuyện chỉ có ở thời du-túp, phết-bục. Nói tào lao trời ơi đất hởi càng nhiều thì càng có nhiều người đọc, nghe, ngó (ĐỌC là đọc báo, NGHE là nghe đài và NGÓ là ngó màn hình tivi tức là coi truyền hình).

Và giá thổi lên nghe đã con ráy: có lúc tính giá đô la xanh chợ đen 200 ngàn US dollar!

Rồi có người nhận là “chuyên gia” đăng nhựt trình (Vietnamnet trong nước) như dzầy: “Đồng lạnh là một loại hợp kim có tính tản nhiệt rất cao, khi bị đốt nóng ở nhiệt độ hàng ngàn độ nó vẫn không nóng nên được gọi là đồng lạnh, và bộ phận con gà trên những chiếc bàn là cổ thời xưa chính là bộ phận được làm bằng thứ đồng đó”.

Rồi còn chỉ cho cách thủ công ai cũng có thể ở nhà mà thử coi bàn ủi con gà nhà mình còn giữ được có thuộc loại hàng “khủng” bạc tỷ hay không.

Cũng Vietnamnet:

“Cách kiểm tra đồng lạnh được giới thu mua chỉ dẫn bằng cách nung trong bếp ga khoảng 1 giờ rồi bỏ ra đồng thời lấy cây nến (đèn cầy) gí vào, cây nến không chảy thì đó chính xác là đồng lạnh. Hoặc có thể dùng bình khò ga, khò trực tiếp ít nhất 40 phút rồi tiếp tục dùng nến thử như trên, nến không chảy là đạt.”

Định nghĩa đồng lạnh, chỉ cách tự thử (hay xử thiệt giả tại nhà) xong bài báo hàng đầu ở VN còn tiếp tục: “bàn là cổ hiện giờ trên thị trường rất nhiều, tuy nhiên theo hiểu biết của ông (nhân vật chuyên gia đồ cổ) chỉ duy nhất loại bàn là được Pháp sản xuất đưa vào Việt Nam lần đầu tiên có 12 lỗ, trọng lượng trên 3kg và khối lượng con gà khoảng 2 lạng là được làm bằng đồng lạnh. Còn lại một loại là 2,5kg có 9 lỗ và loại 1,3kg có 8 lỗ bên hông đều được sản xuất sau và không đúng yêu cầu.”

Có loan truyền (bằng miệng hoặc báo) vẽ thêm hình con gà trống ý nghĩa là gì, rồi sao lại có chốt mở ra đổ than vào lại là hình con gà mái bên cạnh loại có hình con gà trống.

(Thú thiệt tui chưa từng thấy cái con gà mái nhưng nghĩ chắc tác giả nói cái chốt hình con gà mái trên bàn ủi con gà này là do ông Bảy-đờn tông tông Mỹ xúi nói – vì ổng không thích “nam cho ra nam, nữ  cho ra nữ”, lộn tùng phèo bán nam bán nữ ô kê. Con gà trống là tiêu biểu cho “thầy Tăng”, đội banh nó cũng hiên ngang thêu dệt con gà trống trên áo thi đấu.)

BU 2
Rồi thì “ký ức” về chiếc bàn ủi thi nhau lên nhựt trình, rồi lên mạng phết-bục hay “giúp-tu” tức youtube! Đọc hoài không hết chuyện.

Bấy giờ (khoảng 2016) tui mừng húm nói với thầy Danh, thầy Miên và nhứt là với em Phúc Lê Văn Cui: “Nếu dzầy anh em mình trúng to rồi. Bán được hai trăm ngàn đô thì Thơ Viện mình khỏi lo chạy tiền đóng tiền thuê chỗ, hết sợ chủ phố đuổi thì làm sao với mấy chục ngàn cuốn sách và đồ quý bà con gom cho đây!”

Thầy Danh cười cười không nói không rằng, em Phúc khoái tỉ trong khi thầy Miên thì khích: “Chú mà bán được 200 ngàn đô, tui khao chú một năm ăn hủ tíu nam dzang mệt nghỉ!”
BU 3

Cha chả, nghe mà ham. Món này tui khoái vì mớ thịt heo bằm nhỏ và phải có 1 cục xíu-mại trong cái chén nhỏ chút xíu (khi còn sanh tiền, nhạc sĩ Ngọc Chánh và ông Du Miên ưa cái món này, biểu em Nam Lộc chủ hủ tíu Thanh Xuân ở đại lộ Trần Hưng Đạo Bolsa Avenue làm sao cho giúng hủ tíu nam dzang Sài Gòn mình!)

Nhưng rồi má ơi! Tui vốn sợ mập nên TỪ CHỐI không ăn hủ tíu ông Du Miên bao cho cả năm, nửa năm cũng không luôn! Thậm chí 1 tô cũng trợt hướt...

Chuyện tào lao…

Bán được hai trăm ngàn đô, tào lao xịt bợp (mượn 2 chữ sau của các bạn 9 nút)!

Cuối cùng tui lấy lại cái hình bàn ủi con gà anh Hương Giáo Nguyễn Đức Lập biểu tui chụp còn tồn lại đăng (nó đen thui đen thủi hổng có đẹp, mai mốt tui lấy xeo-phôn chụp màu mè cho đẹp, lúc đó các bạn nhớ khen nghen!). Còn nguyên ghi chú anh Hương Giáo đọc biểu tui ghi (xem hình trên cùng chót dót bài này đen thui thùi lùi nguyên gốc, để trong kho cả hai chục năm rồi chớ mới mẻ gì!)

Tui lấy hộp quẹt châm đốt 2 điếu thuốc Malboro, 1 trắng cho thầy Lợi (Trầm Tử Thiêng), 1 đỏ cho thầy Hương (Nguyễn Đức Lập), rồi lâm râm:

“Hai Anh thấy đó! 200 ngàn đô nào thấm gì! Cũng chỉ là một thoáng hư vô!”

Bàn thờ Hai Anh lúc nào cũng có thuốc lá mà hai anh thích. Thầy Danh luôn để hộp quẹt để khi thèm, Hai Anh đốt hút...

Đã gọi là “đồ quý” thì làm sao đo được bằng đô la xanh, phải không hai Thầy và quý bạn?

CO KHANH

(Cảm ơn tác giả Ngọc Đức và trang bantienxua.com cho hình ảnh và vài ý tưởng)

 

ĐÓN ĐỌC:

- “THÁNG 3 GÃY SÚNG” ĐI RỒI CÒN ĐỂ LẠI KỶ VẬT GỐM BÁT TRÀNG 2 LẦN TỊ NẠN 1954 – 1975

- SỰ TÍCH CÔ BA (XÀ BONG CÔ BA) DÍNH LIỀN VỚI BỨC TƯỢNG ĐỒNG HI HỮU. NGƯỜI TẶNG TƯỢNG CÔ BA CHO “THƠ DZIỆN” LÀ AI?

- BỨC HÌNH “ĐOÀN HƯỚNG ĐẠO BÌNH THAN” HÀ NỘI VÀ KỶ VẬT 50 NĂM LIÊN ĐOÀN BẠCH ĐẰNG SÀI GÒN (HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM)

(Nếu tác giả chưa dính bịnh “nhớ nhớ quên quên” (Alzheimer) thì sẽ “nhớ tới đâu ghi ra tới đó, hàng trăm “đồ quý”.)

 
Admin ghi:
Rút kinh nghiệm đời người vô thường, sống chết nào ai biết được. Website cũng có lúc… tắt thở.
Bởi vậy cho nên, nếu quý bạn thấy chí lý và khoái tỉ bài nào thì in xuống giữ lại chắc ăn.
Để tới khi cần tới nó mới vô tìm sợt (search) gu-gồ (Google) nó báo “404”
(tiếng Tàu miệt Nam kỳ đọc là “sẩy mụ sẩy” – “sẩy là số 4”.
Bởi vậy huynh đệ tỷ muội Việt gốc Hoa mình kỵ cái con số 4 vì cho rằng đó là
biểu hiệu chết queo, nằm thẳng đơ không nhúc nhích…
 


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Lovelittlesaigon.org tiếp tục giới thiệu CHƯƠNG II – PHẦN II của loạt khảo luận của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý: "Khảo luận về một số địa danh nước Việt thượng cổ". Tác giả đã chia các tiểu mục trong phần II này, gồm: I. Vị trí của Phân Mao lĩnh theo ghi chép trong cổ sử, cổ thư Tàu từ thế kỷ thứ 13 đến cuối thế kỷ thứ 19 - II. Vị trí của Phân Mao lĩnh theo ghi chép trong cổ sử, cổ thư Việt từ thế kỷ thứ 15 đến đầu thế kỷ thứ 20 - III. Vị trí của Phân Mao lĩnh theo sự tìm hiểu của người Pháp từ cuối thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ thứ 20 - IV. Vị trí của Phân Mao lĩnh theo ghi chép trong các sách và biên khảo về sử Việt từ đầu thế kỷ thứ 20 đến thời cận đại - V. Vị trí đích thực của Phân Mao lĩnh. Đặc biệt có phần “Ghi chú và Khảo luận về sự kiện vua Quang Trung đòi lại đất Lưỡng Quảng”.
Lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu biên khảo mới của tác giả Ngô Thị Quý Linh: SƯU THUẾ THUỘC ĐỊA VÀ ẢNH HƯỞNG TRONG XÃ HỘI THỜI THUỘC PHÁP (1858-1945). Trong lời mở đầu, tác giả nhấn mạnh: “Xã hội Việt-nam ngày nay vẫn còn mang những nét của nền văn hóa và văn minh Tây phương do người Pháp đem đến. Ảnh hưởng của gần một trăm năm trong vòng bảo hộ của nước Pháp, từ năm 1858 đến năm 1945, vẫn còn được nhận thấy. Từ văn học, nghệ thuật, phong tục, đến tín ngưỡng, chính trị, kinh tế, tư tưởng, ... cả một xã hội thay đổi nhiều đến nỗi ngày nay muốn tìm lại lối sống truyền thống của người Việt thời tiền Pháp-thuộc không phải là điều giản dị.”…
lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu khảo luận mới (2024) của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý: "Khảo luận về một số địa danh nước Việt thượng cổ". Đây là CHƯƠNG II - PHẦN I của loạt biên khảo công phu của tác giả: “Khảo luận tổng quát một số ghi chép trong cổ thư Tàu liên quan đến lịch sử Việt thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa”. Tác giả đã dẫn sách sử cổ, đặc biệt chú thích những bản đồ cổ đính kèm. Phần tiểu kết, tác giả viết: "- những ghi chép về đồng trụ Mã Viện chỉ là những phỏng đoán vu vơ, không chứng cứ rõ ràng nên vì thế truyền thuyết đồng trụ Mã Viện chỉ đáng được xem là truyện dã sử truyền khẩu qua các đời mà thôi. - đến nay chưa có khai quật khảo cổ nào tìm thấy được dấu vết của đoàn quân Đông Hán nam chinh do Mã Viện chỉ huy nên sự kiện đồng trụ và lời nguyền Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt hiển nhiên chỉ là truyền thuyết, không thể xem đấy là sự kiện lịch sử.
... vào tháng 9 năm 1990 nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, bác sĩ Nha Khoa Võ Trọng Di, ký giả Trần Lam Giang, nhà văn Nguyễn Đức Lập và ông đã đứng ra thành lập Thư Viện Việt Nam, mục đích thu gom “mót” sách xuất bản trước và dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cũng như những cổ vật quý giá của Việt Nam mà những người rời khỏi quê hương đã may mắn đem được ra nước ngoài để lưu giữ và bảo tồn cho các thế hệ mai sau, vì ngay khi chiếm được miền Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản đã tiêu hủy tất cả sách, báo, văn hóa phẩm của VNCH mà chúng gán cho là “văn hóa đồi trụy”. Đây là một quyết định hết sức sai lầm của chính quyền cộng sản...
Nhà báo Du Miên cũng là một sáng lập viên và hoạt động không ngừng kể từ năm 1999. Trong số này nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, Giáo Sư Trần Lam Giang và nhà văn Nguyễn Đức Lập đã vĩnh viễn ra đi. Ông Du Miên ca ngợi những đóng góp đầy nhiệt huyết của những người khuất bóng cũng như của Bác Sĩ Võ Trọng Di trong suốt 25 năm qua. Bác Sĩ Võ Trọng Di phát biểu: “Bỏ nước ra đi, chúng ta mang theo linh hồn tổ quốc, biểu tượng cho lý tưởng tự do và sức sống của con người. Thư Viện Việt Nam, nằm ngay giữa Little Saigon, là nơi để những con người tâm huyết tề tựu lại với nhau, sinh hoạt với nhau để giữ lại đời sống nhân bản với lẽ sống con người.”
Vào ngày 14 tháng 5 năm 2024, lovelittlesaigon.org nhận được thư của tác giả Ngô Thị Quý Linh trả lời ông Mặc Ngôn (liên quan đến bài viết “SỰ QUAN TRỌNG CỦA LUÂN LÝ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI” được phổ biến trên lovelittlesaigon.org (website của Thư Viện Việt Nam). Mời bạn đọc theo dõi bài viết liên quan của tác giả Ngô Thị Mỹ Linh…
Vào ngày 26 tháng 4 năm 2024, lovelittlesaigon.org nhận được thư của tác giả Ngô Thị Quý Linh: “Đóng góp ý kiến về thư của BS. Nguyễn Thượng Vũ và trả lời ông Mặc Ngôn Huỳnh Kim Giám” (liên quan đến bài viết “SỰ QUAN TRỌNG CỦA LUÂN LÝ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI” được phổ biến trên lovelittlesaigon.org (website của Thư Viện Việt Nam). Mời bạn đọc theo dõi bài viết liên quan của tác giả Ngô Thị Mỹ Linh…
lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu biên khảo mới nhất năm 2024 của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý. Trong phần giới thiệu bài viết, tác giả nhấn mạnh: "Theo lịch sử truyền thống dân tộc, cuộc khởi nghĩa của các tộc Việt thời Hai Bà khởi phát trong vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, xem kỹ lại những ghi chép trong các cổ thư Tàu và Việt về cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà thì thấy có một số địa danh nước Việt thượng cổ hiện hữu trong vùng Giang Nam và Lĩnh Nam..." Bài viết cùng chủ đề Hai Bà Trưng của cùng tác giả trên lovelittlesaigon.org này đã có hơn 4.000 người đọc. Kính mời quý bạn cùng đọc và nếu có thể, mong góp ý như yêu cầu tha thiết của tác giả.
Cuốn sách đầu tiên viết về LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LITTLE SAIGON đã được bán trên Amazon và LuluBook. Tại sao Little Saigon là "địa đàng hạ giới" của người Việt? Ai đặt tên Little Saigon? Người Việt nào đến định cư đầu tiên ở Westminster? Cửa tiệm Việt Nam nào mở sớm nhứt ở Little Saigon? Phước Lộc Thọ không phải là khu thương mại đầu tiên của Little Saigon! Trận chiến khốc liệt giữa "Chinatown/Asiantown vs Little Saigon" qua từng giai đoạn? Các vụ thanh toán diệt Cộng-Mỹ và Cộng-Việt ngay Little Saigon v.v... 335 trang đầy đủ hình ảnh và tư liệu tàng trữ tại Thư Viện Việt Nam Little Saigon...
GIỌT LỆ THU, gom thơ đăng báo của nữ sĩ Tương Phố, xuất bản năm 1952. Vào đầu thiên niên kỷ 21 (năm 2000), bào muội của nữ sĩ tên là cụ Yến (thường được nữ sĩ âu yếm gọi là Kim-Yến: gộp chung tên em rễ Phạm Hoàng Kim và tên em gái Yến) nhờ chồng mang những cuốn sách quý (đa số là thơ) đến tặng Thư Viện Việt Nam tại Little Saigon (California, Hoa Kỳ). Bản Giọt Lệ Thu này được chụp photocopy và đóng keo bằng tay. Người được nữ sĩ Tương Phố đề tặng là Nguyễn Đức Liệu nhưng tập thơ đến Thư Viện Việt Nam từ Cụ Phạm Hoàng Kim. Năm 2024 anh Nguyễn Tín từ New York qua chơi, hướng dẫn anh Du Miên và chị Ngọc Hà cách thức quét (scan) đưa sách qua dạng PDF và lên website lovelittlesaigon.org. Chân thành cảm tạ Cụ Bà Phạm Hoàng Kim (Yến) và người (chưa biết tên) bỏ công chụp photocopy rồi đóng gáy bằng tay, đồng thời cám ơn anh Nguyễn Tín New York…
VHV FOUNDATION - THƯ VIỆN VIỆT NAM
VIETNAMESE CULTURAL CENTER

10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843
E-mail: info@lovelittlesaigon.org