BÀI MỚI NHẤT
06 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 309)
Lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu biên khảo mới của tác giả Ngô Thị Quý Linh: SƯU THUẾ THUỘC ĐỊA VÀ ẢNH HƯỞNG TRONG XÃ HỘI THỜI THUỘC PHÁP (1858-1945). Trong lời mở đầu, tác giả nhấn mạnh: “Xã hội Việt-nam ngày nay vẫn còn mang những nét của nền văn hóa và văn minh Tây phương do người Pháp đem đến. Ảnh hưởng của gần một trăm năm trong vòng bảo hộ của nước Pháp, từ năm 1858 đến năm 1945, vẫn còn được nhận thấy. Từ văn học, nghệ thuật, phong tục, đến tín ngưỡng, chính trị, kinh tế, tư tưởng, ... cả một xã hội thay đổi nhiều đến nỗi ngày nay muốn tìm lại lối sống truyền thống của người Việt thời tiền Pháp-thuộc không phải là điều giản dị.”…
12 Tháng Hai 2024(Xem: 845)
Những sách Giáo khoa do nhiều tác giả biên soạn theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa này được đồng bào tị nạn Việt Nam mang theo sau biến cố tan nhà nát cửa mất cả giang sơn 30 tháng 4 năm 1975 và tặng cho Thư Viện Việt Nam Little Saigon cất giữ. Ngoài số sá ch này, trang lovelittlesaigon.org của Thư Viện Việt Nam còn xử dụng các bản quét (scan) của Giáo sư HUỲNH CHIẾU ĐẲNG, chủ quán SÁCH VEN ĐƯỜNG và một số nguồn cùng mục tiêu khác. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận sách của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa để đưa lên website phổ biến và lưu giữ.
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 1744)
Đài VNATV thực hiện 2 videos về buổi lễ tưởng niệm Nhà văn, Nhà báo, Nhà giáo Trần Lam Giang tại Phòng Sinh Hoạt Thư Viện Việt Nam Little Saigon (Vietnamese Cultural Center - VHV Foundation), 10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843. Tổ chức trong nội bộ và một số bạn học cùng thời với người quá cố.
12 Tháng Giêng 2024(Xem: 1078)
Trong cuộc nội chiến, hai kẻ địch văn hóa là : - Văn hóa cổ truyền hay văn hóa Sài Gòn thì mọi người dân Việt ở hải ngoại hay quốc nội đều hay biết vì hiện đang sống với , - Văn hóa XHCN thì ở miền Nam ít người biết đến vì 2 lý do sau : 1) Cuộc sống ngắn ngủi 10 năm (1975-1986) của văn hóa XHCN tại miền Nam, 2) Hầu như không có tác giả nào cả quốc gia lẫn cộng sản viết về văn hóa XHCN và cuộc nội chiến văn hóa Bắc Nam. Đó là lý do chúng tôi dành phần 1 và phần 2 cho văn hóa XHCN và phần 3 cho cuộc nội chiến văn hóa.
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1694)
Tác giả ghi trong phần « Tự Luận về Bản In tại hải ngoại » : « Ba mươi năm chiến tranh (1945-1975), một cuộc chiến mà người Việt hầu như đóng vai « được mướn » để đánh lẫn nhau, là ba mươi năm tàn phá triệt để như thể một cuộc đổi đời. Ba mươi năm chiến tranh đã qua. Hơn mười năm cuồng say chiến thắng kéo theo hận thù, tù đày, cũng đã qua. « Thua » hay « Thắng » thì cả hai đều tỉnh giấc trước điêu tàn của đất nước. Một thời kỳ đại loạn chưa từng thấy trong lịch sử của dân tộc Việt. Đại loan cho đời sống vật chất. Vô cùng quan trọng nữa là đại loạn cho nếp sống tinh thần, nền móng của tổ chức xã hội. Hậu quả là trước mắt chúng ta hình ảnh một xã hội bị phân hóa và băng hoại cực độ, khiến cho đại chúng không có được một niềm tin để sống, để hành động trong tinh thần hướng thượng với ý thức giúp vào phúc lợi lâu dài của dân tộc… »
04 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 771)
Những sách Giáo khoa do nhiều tác giả biên soạn theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa này được đồng bào tị nạn Việt Nam mang theo sau biến cố tan nhà nát cửa mất cả giang sơn 30 tháng 4 năm 1975 và tặng cho Thư Viện Việt Nam Little Saigon cất giữ. Ngoài số sá ch này, trang lovelittlesaigon.org của Thư Viện Việt Nam còn xử dụng các bản quét (scan) của Giáo sư HUỲNH CHIẾU ĐẲNG, chủ quán SÁCH VEN ĐƯỜNG và một số nguồn cùng mục tiêu khác. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận sách của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa để đưa lên website phổ biến và lưu giữ.
28 Tháng Mười Một 2023(Xem: 835)
“Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Đông Dương bị quân Nhật Bản tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt Nam bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu. Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nuớc nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nước nhà chóng được giải phóng…”
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2270)
Trong Lời nói đầu, tác giả viết: “Tục ngữ ta nhiều câu rất khỏ hiểu. Khó hiểu vì lời quá vắn tắt, hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoặc vì chữ dùng quá cổ. Không những an hem thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước ý nghĩa một vài câu tục ngữ. Vốn yêu chuộng quốc văn, quốc học, chúng tôi chú trọng đến tục ngữ Việt Nam đã từ lâu. Và trong khoảng những năm 1937, 1938 trên các báo Việt Báo, Việt Cường ngoài Bắc, Công Luận trong Nam, tôi đã có dịp giải thích ý nghĩa một số tục ngữ. Rồi sau, trải qua nhiều địa phương, xúc tiếp với nhiều nghề nghiệp, những điều tai nghe măt thấy cùng những kinh nghiệm bản thâm đã giúp chúng tôi hiểu thêm một số tục ngữ cần phải giải thích…
29 Tháng Chín 2023(Xem: 2950)
Từ năm 1976, Orange County ước tính có chừng vài ba trăm người Việt định cư, tới năm 1977 người Việt tại Little Saigon tăng lên khoảng 2,000. Từ đó bùng phát xung khắc giữa người bản xứ và người Việt tại Orange County (sách đã dẫn). Mục Sư Nguyễn Xuân Đức kể rằng nhóm KKK (Ku Klux Klan) từng gởi thư kèm hình cái súng lục để vào đầu và nói rằng: “Ông đừng đem người tị nạn đến nữa, nếu không thì số mệnh của ông như thế này” (trang 94, sách đã dẫn). Lúc bấy giờ có sự kỳ thị người Việt tại Little Saigon, và giới chức Hoa Kỳ đã phản đối hoặc cản trở sự phát triển của người Việt, nhưng sau đó họ đã đề xướng và cùng vận động với cộng đồng Việt Nam trong nhiều công trình, cho thấy người Mỹ đã cảm thông với người Việt bằng nụ cười cởi mở.
22 Tháng Mười 2024(Xem: 2903)
lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu khảo luận mới (2024) của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý: "Khảo luận về một số địa danh nước Việt thượng cổ". Đây là CHƯƠNG II - PHẦN I của loạt biên khảo công phu của tác giả: “Khảo luận tổng quát một số ghi chép trong cổ thư Tàu liên quan đến lịch sử Việt thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa”. Tác giả đã dẫn sách sử cổ, đặc biệt chú thích những bản đồ cổ đính kèm. Phần tiểu kết, tác giả viết: "- những ghi chép về đồng trụ Mã Viện chỉ là những phỏng đoán vu vơ, không chứng cứ rõ ràng nên vì thế truyền thuyết đồng trụ Mã Viện chỉ đáng được xem là truyện dã sử truyền khẩu qua các đời mà thôi. - đến nay chưa có khai quật khảo cổ nào tìm thấy được dấu vết của đoàn quân Đông Hán nam chinh do Mã Viện chỉ huy nên sự kiện đồng trụ và lời nguyền Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt hiển nhiên chỉ là truyền thuyết, không thể xem đấy là sự kiện lịch sử.

CÔ BA TRÀ VINH VÀ NHÃN HIỆU XÀ BÔNG CÔ BA CỦA HẬU DUỆ PHẢN THANH MỤC MINH TRƯƠNG VĂN BỀN

09 Tháng Mười 20239:27 CH(Xem: 5885)
CÔ BA 3
Tượng CÔ BA bằng đồng tại Thư Viện Việt Nam. (Hình chụp tháng 10 năm 2023)

CÔ BA TRÀ VINH VÀ NHÃN HIỆU XÀ BÔNG CÔ BA
CỦA HẬU DUỆ PHẢN THANH MỤC MINH TRƯƠNG VĂN BỀN

CÔ BA GIỐNG TƯỢNG


THƯA TRƯỚC: Bức hình tui theo lịnh thầy Giáo Lập (Hương Giáo Nguyễn Đức Lập) chụp hai chục năm trước lạc mất – vì lúc ấy không “hại điện” (hiện đại) như chừ. Hồi ấy chụp ra phim rồi rửa, cất trong album. Nhiều album quá lựa mỏi tay, mờ mắt vẫn chưa tìm ra nên hẹn vài ngày nữa chụp tượng Cô Ba (chụp năm 2023). Lý thú là hình cô Ba trong các tư liệu được phổ biến khá giống nét với bức tượng đồng mà nhân vật “Lê Thức” tặng cho Thư Viện Việt Nam. Khi chụp hình tượng đồng Cô Ba tui sẽ để sát bức hình số 1 này để quý bạn so sánh. Ngoài hình tượng đồng của tui chụp, các hình khác khi không ghi xuất xứ (vì nhiều báo, tư liệu dùng giúng nhau), đó là hình trên internet.

CO KHANH



Hồi nhận bức tượng đồng khá đẹp này, anh thầy Hương Nguyễn Đức Lập trầm trồ:

- “Ở Sài Gòn (và tàn cõi Đông Dương gồm Việt-Mên-Lèo) từ trai tới gái, từ già tới trẻ người người đều xài xà bông Cô Ba.
CÔ BA

Rồi anh nói một sách chắc như bắp: “Nhưng chẳng ai biết “Cô Ba” là cô Ba nào?”

Hít một hơi thuốc, Thầy nói thêm:

- Nhiều nhà có con gái thứ hai, đều được kêu bằng “con Ba”, lớn lên trổ mã thì mấy đứa con trai mấp mé gọi “cô Ba”, thân hơn tí thì gọi “em Ba”, anh em bà con trong họ cũng gọi cô gái này là “con Ba” hay “cô Ba” (và thêm tên cha mẹ của người con gái mà họ gọi – thí dụ “con Ba nhà chú Lạng”). Thế thì tại sao ông Trương Văn Bền, chủ hãng xà bông đặt tên sản phẩm của mình là “xà bông Cô Ba”?

Coi bộ anh thầy Hương Nguyễn Đức Lập ưa cái tượng bán thân bằng đồng của “Cô Ba” này lắm. Tui và các anh Trầm Tử Thiêng, Trần Lam Giang, Du Miên và Trương Văn Điển mở ý hỏi ảnh: “Anh (Lập) khoái bức tượng đồng này hay nhân vật được tạc tượng?”

Riêng bác sĩ Võ Trọng Di thì cười thoải mái: “Lập và Giang (Trần Lam Giang) rành về đồ cổ, chắc là biết xuất xứ của tượng đồng (cô Ba) này?”

CÔ BA TVVN CŨ
TỪ TRÁI QUA: Hàng đứng (Hiếu, nay là Linh Mục), Du Miên. Hàng ngồi: Nguyễn Đức Lập, Trầm Tử Thiêng, Trương Văn Điển và Trần Lam Giang. Hình chụp 1999 trước cửa TVVN cũ đường First St.

Tối ấy, vào mùa đông, trước cửa Thơ Dziện kê bàn để anh em hút thuốc và uống cà phê hoặc trà. Ngày mai nhiều anh đi trại Hướng Đạo. Ba trên năm anh em sáng lập Thơ Dziện là Hướng Đạo Sinh. Hai anh Trầm Tử Thiêng và Trần Lam Giang tuy không sinh hoạt trong phong trào Hướng Đạo nhưng hai anh gốc thầy giáo, luôn quan tâm việc uốn nắn, dẫn dắt thanh thiếu niên nên người.

(Vì có “gốc” ở Hướng Đạo nên Thơ Dziện dành riêng một góc, có tủ riêng để chưng sách báo liên quan đến Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam. Khu này còn có nhiều bức hình thuộc loại đặc biệt, mỗi cái đều có “lý lịch” ly kỳ và tại sao có mặt ở khu vực “góc” Hướng Đạo tại Thơ Dziện? Mai mốt sẽ kể).


Khi anh Di nói tới đồ cổ, anh Lập cười cười: “Chẳng hạn như bức tượng “Cô Ba” này, người tặng bức tượng cho chúng ta có thố lộ một tí nguồn gốc của bức tượng.”

Có lẽ anh Hương giáo Lập tránh né chuyện chẳng hạn như từng thương (hay ngấp nghé, hoặc si tình) một cô nào thứ ba, hay tên là “cô Ba”? Bởi vì đương khi nói chuyện tìm hiểu tại sao xà bông của hãng ông Trương Văn Bền lấy tên “Cô Ba” và in hình “Cô Ba” cầu chứng, thì lại lái sang xuất xứ của cái tượng đồng này?

Mọi người lắng nghe anh Lập kể:

“Bài hát này của tác giả Lê Ninh, được Việt Quốc chọn làm đảng ca vì cờ của Việt quốc nền đỏ ngôi sao trắng trong vòng tròn xanh. Em ruột ông Lê Ninh là Lê Hưng cho “Lê Thức” bức tượng “cô Ba” này và ông “Lê Thức” tặng để chưng ở Thơ Dziện.

Người tặng tượng cho Thơ Dziện là “Lê Thức” nhưng Lê Thức lại kể gốc chính là từ ông Lê Hưng. Đúng ra là ông Lê Hưng cho ông Lê Thức bức tượng và ông Lê Thức nổi hứng tặng nhóm sáng lập Thư Viện Việt Nam.

Không đợi ai ưng hay không, anh Hương Giáo Lập nghiêm trang hát một đoạn:

(trong lúc Anh Thiêng gõ nhịp xuống mặt bàn miệng nhấp theo)

“Ta dâng cờ Sao Trắng oai hùng trùm ngang non sông

Đây hương linh năm xưa còn ghi dấu vết chiến đấu

Bao anh hùng xưa đem máu xương nguyện dành cho dân Lạc Hồng

Máu chiến thắng sáng ngời, soi đường đi thêm sáng tươi, cờ vinh quang… hồn đất nước, nhắc cho ta dân Việt một phương hùng cường…”

Nghỉ một chút vừa lấy hơi, vừa nhẩm nhẩm cố nhớ lời ca, rồi kết:

“Dù gian lao, thề chiến đấu, lòng say đắm quyết dâng cờ cao lùa trong ánh dương…”

Thầy Hương Giáo Nguyễn Đức Lập tằng hắng lấy đà:

“Chủ nhơn Trương Văn Bền “chơi ngông” mở hãng xà bông “cây nhà lá vườn” cạnh tranh với chính hãng “Savon” của Tây. Hồi ấy nước mình là thuộc địa của Tây. Dân mình là dân bị trị. Ấy thế mà ông Bền dám tranh giành nguồn lợi với bọn Tây vốn tới nước mình là để cướp của cải, đồ quý của nước mình mang về nước chúng. So ra với chuyện ông Nguyễn Thái Học và nhóm Nam Đồng Thư Xã tiền thân của Việt Nam Quốc Dân Đảng chủ trương đánh đuổi Tây thì ông Bền rõ ràng là có mối tương đồng!

Người dân miền Nam lúc đó thường nhìn người gốc Hoa chỉ chuyên làm ăn buôn bán, ít ai nghĩ rằng họ dám nổi máu anh hùng. Bởi thế khi họ thấy ông Trương Văn Bền chọn “Cô Ba” làm nhãn cầu chứng là “Xà bông Cô Ba”, liền đoán mò và tin như thiệt rằng “Cô Ba” chính là bà dzợ của ông. Hồi đó đâu có báo chí báo chung gì nên chẳng có nhà báo nào phỏng dấn phỏng diếc ông Bền. Và do đó, chuyện về nhơn dật “Cô Ba” là dzợ ổng cũng chẳng ai biết đích xác có phải thiệt hôn. Thiên hạ cứ đồn thổi và chuyền miệng mua vui với nhau.

CÔ BA ÔNG BỀN
Ông Trương Văn Bền, người Minh Hương, gốc Thiên Địa Hội (Phản Thanh Phục Minh)
Chủ nhơn hãng "Xà Bông Cô Ba" nổi danh Việt Nam ta.

“Người cố cựu kể lại rằng ông Bền là người gốc “Minh hương” hàm ý họ là con dân Tàu dưới triều Minh (Chu Nguyên Chương khai sáng triều đại này). Chẳng những vậy mà ông cố của ông Bền là thuộc cấp của một trong 2 tướng thuộc Minh triều lưu vong sang Việt Nam, nêu cao ngọn cờ “phản Thanh phục Minh” từ thế kỷ 17. Ông Bền sanh năm 1883 ở Chợ lớn, trong gia đình buôn bán khá giả. Được ăn học trường Tây, học thêm Việt và Hoa ngữ. Ban đầu ổng đậu bằng tiểu học và làm công chức cho chính quyền Pháp ở Việt Nam nhưng ông sớm rời bỏ để “theo nghiệp cha ông”, quay trở lại nghề buôn.

“Vì có máu làm ăn nên thương nghiệp của ông khấm khá ngay từ đầu. Có vốn “Tây học”, lại nhờ có gốc văn hóa truyền thống cả Việt lẫn Hoa, Trương Văn Bền tận dụng sở trường kiến thức áp dụng vào việc làm ăn. Thời ấy mà ông đã chịu chơi, nhập cảng máy móc của Mỹ (mua từ Pháp) và Pháp về “đè bẹp” các đối thủ thương nhân Tàu Việt ở Chợ Lớn và khắp nơi.

“Ông Bền còn có lúc được cử vào các chức vụ ở phòng thương mại, canh nông phòng (hai cái tổ chức này Tây lập ra để che mắt thiên hạ). Ông Bền cũng lập công ty nghề nông không lệ thuộc chính quyền bảo hộ (của Tây). Rồi ổng nhảy sang lãnh vực sản xuất các loại dầu từ dầu ăn, tinh dầu tới dầu cho công nghiệp. Từ đây ổng vọt một bước thật ngoạn mục: chế xà bông, đối đầu với Savon de Marseille sản xuất từ Pháp đang thống lãnh thị trường toàn cõi Đông Dương.

“Vốn liếng Tây học giúp ổng biết quảng bá sản phẩm và khi quảng cáo, để cạnh tranh với đối thủ, phải có “tuyệt chiêu”. Có thể nói ông Bền là thương gia hô hào “người Việt xài hàng Việt” (hồi đó, thập niên 30 của thế kỷ trước (1932), mà ổng đã hô hào cái mà ngày nay các “ma-gà” (MAGA) ca ngợi tổng thống Trump cổ vũ “người Mỹ dùng hàng sản xuất của Mỹ”!) Hình ảnh “Cô Ba” phải “ăn đứt” cô đầm nhãn hiệu của Savon de Marseille khi quảng cáo giành thương trường, chinh phục khách hàng bản xứ.

CÔ BA MARSEILLE
Hình xà bông Tây, trong đó có Savon de Marseille của Tây thực dân

CÔ BA
Ai cũng công nhận hình cầu chứng "Cô Ba" ăn đứt hình đầm Tây

“Trước lúc ông Bền ra hãng xà bông (1932), Việt Nam Quốc Dân Đảng được thành lập 1927, tổng khởi nghĩa Yên Bái 1930 với kết cục bi thảm: Đảng trưởng Nguyễn Thái Học cùng 12 đồng chí lên đoạn đầu đài.

“Nguyễn Thái Học là sinh viên trường Cao Đẳng Thương Mại Hà Nội. Trước khi cùng thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, anh Học đã viết thư đòi chính quyền bảo hộ (Tây) cải cách nhưng bất thành. Ông Bền xà bông từng làm giúng dzậy nhiều lần “đề nghị Tây” cải cách trong lãnh vực thương mại, nông nghiệp nhưng bọn thực dân không nghe. Bởi thế, cuộc khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân Đảng là lực áp đảo để đưa thương gia Trương Văn Bền ra quân hô hào “người Việt xử dụng hàng Việt”.


Cả hai ông cùng có gốc “Tây học” Nguyễn Thái Học và Trương Văn Bền đều có tư tưởng tương đồng, hành xử kiểu Tây (đề nghị thực dân cải cách).

Nói một cách dễ hiểu hơn, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng đã truyền cảm hứng cho nhà buôn Trương Văn Bền “đòi quyền lợi” trên thương trường cho sản phẩm Việt Nam.

“Vậy thì tại sao lại là “Cô Ba”? Cô Ba nào?”

Rít một hơi thuốc, anh Lập chậm rãi đọc một số câu dè (vè), câu thơ cũ (tui nghe lóm nhớ lỏm bỏm, phải tra “gu-gồ” để chép cho đúng, cảm ơn “sư phụ gu-gồ” – mai mốt chắc còn có thêm “sư phó “Ai”” (Trí tuệ nhân tạo)…

“Nhựt trình Vĩnh Ký đặt ra,

Chép làm một bổn để mà coi chơi.

Trà Vinh lắm kẻ kỳ tời,

Có thầy Thông Chánh thiệt người khôn ngoan…

Ngưng chút rồi tiếp đoạn chính:

...Lang Sa bày tiệc châu thành,

Ăn lễ "Toa-dết" gọi là Chánh Chung...

...Thầy Thông thiệt lẹ như cờ,

Bắn quan Biện lý suối vàng vong thân.

Trúng nhằm ông Chánh Vĩnh Long,

Trúng ngay bắp vế điệu về nhà thương.

 

...Trúng nhằm ông Đốc Cần Thơ,

 

Bây giờ lại trúng chính tòa Bạc Liêu.

 

...Khá khen cây súng tài cao,

 

Người Nam không trúng, trúng nhằm người Tây...”

 

Thầy giáo Nguyễn Văn Lợi (tức nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng) vỗ tay cái đét vô đùi võ sư Trương Văn Điển:

 

“Cái này em Lập đang kể lại tích “thầy Thông Chánh” dùng súng Tây bắn chết tên biện lý Tây lừng danh tàn ác ở Lục Tỉnh Nam Kỳ thời Pháp thuộc. Phải chi lúc đó có chú Điển, chú mà phóng “song cước” như lúc dzớt mấy thầy dzõ Cao Ly, cho bọn Tây lé con mắt coi chơi!”

 

(Thay vì ghi chú, mở ngoặc đơn nói luôn ở đây: Anh Điển là võ sư hạng nhứt với món “song cước”. Lúc đang thụ huấn Thủ Đức, hai võ sĩ Cao Ly huấn luyện viên võ ở trường, có thái độ khinh miệt người Việt, võ sư Trương Văn Điển nổi trận lôi đình, woánh 2 tên mắt hí Nam Cao Ly này làm 1 tên chết ngay tại chỗ. Thế là Trương võ sư nhà mình bị bắt và phải trình diện tướng chỉ huy Trường Bộ Binh Thủ Đức. Chuyện này anh Trần Lam Giang kể cho mọi người nghe. Trương sư phụ tưởng phen này phải ngồi tù hay đền bù nầy nọ. Nào ngờ ông Tướng chỉ huy trưởng vỗ vai Trương Võ sư mà nói rằng “Cám ơn em đã thay mặt anh em ta dạy cho những tên này một bài học. Mọi việc để anh lo…” Và sau đó ông Tướng còn đề nghị giữ anh Trương Văn Điển ở lại trường Bộ Binh Thủ Đức vai trò cận vệ cho ông nhưng, vẫn theo lời anh Giang, anh Điển cám ơn và xin ra đơn vị tác chiến. Sau đó anh bị thương trên cổ thập tử nhứt sanh mới giải ngũ… Nay cái thẹo còn chần dần ở đó.)

 

Trở lại chuyện thầy Lợi gợi ý tay nghề song cước trứ danh của võ sư Trương Văn Điển (quản thủ thơ dziện đầu tiên – 1999) nhắc tới đó thì thầy giáo làng (Hương Giáo) Nguyễn Đức Lập chừng như thêm hứng, anh Lập kể chuyện… rằng:

 

“Thầy Thông Chánh có con gái đoạt giải Huê khôi Đông Dương (Việt-Mên-Lèo). Tên cô là “Cô Ba Thiệu” hay “Cô Ba Trà Vinh” (vì sanh ra ở Trà Vinh) nhưng câu chuyện của thầy Thông Chánh cầm súng bắn quan biện lý Tây chết queo là liên quan đến má của Cô Ba Trà Vinh chớ không phải là cô Ba. Má cô Ba cũng đẹp thuộc hạng đệ nhất mỹ nhân phương Nam chúng ta.
CÔ BA 1

Vợ thầy Thông Chánh Nhan sắc diễm kiều, đã khiến cho thằng biện lý Tây tên Jaboin mê mệt, si tình, tán tỉnh và khi bị cự tuyệt thì hắn ta tìm mọi thủ đoạn chiếm bà cho bằng được (nhưng sức mấy mà chiếm được, khi hắn chưa giở hết thủ đoạn thì án mạng xảy ra).

“Không thể mất vợ, thầy Thông Chánh đã thiệt lẹ như cờ, Bắn quan Biện lý suối vàng vong thân.” Và vì thế thầy bị bọn Tây lang sa xử tử hình ngày 8 tháng 1 năm 1894. Con gái thầy, cô Ba Thiệu cầm súng trả thù nhưng bị bắt và cô tự tử trong tù.

“Thơ, dè (vè) Thầy Thông Chánh được dân Trà Vinh và cả miền Nam truyền tụng hà rầm…

Anh Trần Lam Giang góp lời:

- “Cô Ba” là hoa khôi đầu tiên đoạt vương miện ở Sài Gòn, lại là con của thầy Thông Chánh, ông quan thông dịch này dám cầm súng bắn tên biện lý Tây để bảo vệ “người đẹp” của mình thì quả là một người đáng được ngưỡng mộ!

Câu chuyện về “cô Ba Trà Vinh” tức “cô Ba Thiệu”, “người mẫu” được ông Trương Văn Bền chọn làm thương hiệu xà bông do ông sản xuất được thêu dệt, thêm bớt thật là mê ly…

Câu chuyện Việt Quốc khởi nghĩa thất bại, bị tây xử tử hình đã thôi thúc thương gia Trương Văn Bền phục nguyên dòng máu nhà nòi cách mạng (của tổ tiên phản Thanh phục Minh). Và, có thể, trong tâm thức ông, đã vừa xúc động, vừa cảm khái lịch sử Thầy Thông Phán và con ông: cô Ba Thiệu, cô Ba Trà Vinh.

CÔ BA BƯU THIẾP WIKIPEDIA
Hình và chú thích Wikipedia

Chọn “Cô Ba” (Trà Vinh) làm thương hiệu cho xà bông do mình sản xuất, ông Trương Văn Bền đã chọn huê khôi thiệt, có đoạt giải do Tây tổ chức ở Sài Gòn đàng hoàng, để cạnh tranh với cô đầm mà Savon de Marseille chọn in trên xà bông của họ sản xuất.

Bởi thế “xà bông Cô Ba” ăn đứt. Bán chạy như tôm tươi. Chẳng những tại xứ ta mà còn cả bên Miên, bên Lào nữa.

(Thú thiệt, hồi ấy anh Lập, anh Giang, anh Thiêng kẻ kể, người thêm câu chuyện Cô Ba Huê Khôi Đông Dương nhưng làm sao mà tui nhớ cho hết, cho mạch lạc trước sau, nên nay bị SiteAdmin thúc kể, viết lại… Tui phải mua xôi gà dzái sư phụ “gu-gồ” (Google) và chọn sự tích như vầy😊)

CÔ BA TEM THƯ WIKIPEDIA
Hình và chú thích Wikipedia

 

Theo Wikipedia tiếng Việt, Ba Thiệu (hay Cô Ba Trà Vinh) là một người phụ nữ nổi tiếng ở Sài Gòn xưa, cô được biết đến là người đăng quang trong cuộc thi hoa hậu Miss Sài Gòn và là phụ nữ Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên con tem bưu điện. Ba Thiệu quê gốc Trà Vinh, con gái thứ ba thầy Thông Chánh, công chức của chính quyền Pháp lúc bấy giờ. Sinh ra trong một gia đình gia giáo, từ nhỏ cô đã được cha cho đi học và dạy phép tắc lễ nghi. Theo học giả Vương Hồng Sển, Ba Thiệu sở hữu vẻ đẹp "không ai bì, đẹp không vì son phấn giả tạo". Có đoạn Vương tiền bối viết như sau: “Kể về người đẹp trong Nam, xưa hơn hết, có cô Ba, con thầy Thông Chánh - Thông Chánh dám xách súng bắn biện lý Tây Jaboin ở Trà Vinh, năm xửa năm xưa, con là cô Ba được hãng xà bông Việt Nam in lại hình trên mỗi viên xà bông bán chạy vo vo”. Đời cụ Sển có nhiều cái thú, trong đó có thú cổ ngoạn và si người đẹp. Nên trong các tập sách của cụ đều phảng phất bóng giai nhân. Bởi thế trong Sài Gòn xưa, cụ Sển lại tả tiếp cô Ba: “Trong giới huê khôi, nghe nhắc lại, trước kia, hồi Tây mới đến, có cô Ba, con gái thầy Thông Chánh, là đẹp không ai bì; đẹp tự nhiên, không răng giả, không ngực keo su nhơn tạo, tóc dài chấm gót, bới ba vòng một ngọn, mướt mượt và thơm phức dầu dừa mới thắng, đẹp không vì son phấn giả tạo, đẹp đến nỗi nhà nước in hình vào con tem Nhà thơ Dây thép (Bưu điện), và một hiệu buôn xà bông xin phép họa hình làm mẫu rao hàng: xà bông Cô Ba; muốn biết danh tiếng bực nào xin ráng tìm các bà cỡ 1900 hỏi lại!".

(Vương học giả biểu kiếm các cụ sanh khoảng năm 1900 để hỏi, má ơi, chúng ta ngày nay hậu hậu bối làm sao mà tìm cho ra các cụ sống trên 200 tuổi! Weo, dẫu sao cũng cảm ơn cụ Sển vậy!)

Lại có báo (Thanh Niên) viết rằng:

Nếu vào Google gõ tên cô Ba Thiệu Trà Vinh, cô Ba xà bông sẽ thấy hàng trăm chi tiết trên các trang báo mạng như cô Ba Trà Vinh là một trong “tứ đại mỹ nhân Sài Gòn” xưa gồm cô Ba Thiệu, Ba Trà, cô Tư Nhị và cô Sáu Hường. Nhiều trang mạng còn nêu cô Ba Thiệu là vợ Trương Văn Bền và chính ông đã tận dụng nét đẹp đài các của vợ in hình trên xà bông? Còn trong Sài Gòn tạp kỹ (sgtt.vn) có ghi lại rằng một người đẹp thuộc hàng “đại mỹ nhân” của Nam kỳ vào đầu thế kỷ trước, đó là cô Ba Thiệu ở Trà Vinh, người mẫu đầu tiên của Việt Nam, sản phẩm là cục xà bông Cô Ba vang bóng một thời. Cô là vợ nhà tư sản Trương Văn Bền và được ông chọn làm người mẫu in hình lên sản phẩm xà bông của hãng mình vào năm 1930.

Đến đây lại phát sinh chi tiết lý thú vì hãng xà bông ông Bền quá nổi tiếng không cần bàn cãi thêm. Riêng chi tiết cô Ba là vợ ông Bền lại mâu thuẫn với tập thơ thầy Thông Chánh vì trong tập thơ có ghi rõ: cô Ba Thiệu lấy chồng Tây lúc 17 tuổi (có sách ghi là 15).

Số phận bí ẩn ?

Nói về cô Ba khi hay cha mắc nạn đã đùng đùng: Thứ này đến thứ cô Ba/mới mười bảy tuổi lấy chồng người Tây/nghe cha mắc phải nạn này/... tay cầm súng sáo miệng hầu kêu xe/...  mau chân bước tới châu thành/tai nghe quan soái xử mà làm sao/Nếu mà xử hiếp cha rày/Ta bắn ngươn soái phát nay mới đành/cha ta dù thác bỏ mình/cũng trong đạo Chúa cầu xin thiên đường/Mã tà phú lích áp vào/Cô Ba bèn đá té nhào sảy tai/Ta không thù oán chi bây/để ta đánh với người Tây mới tài”. Vì cô Ba giỏi võ đánh bạt văng mã tà nên Phủ Hơn giả đò khuyên lơn rồi bất thần: “Phủ Hơn rình lại nắm đầu/Phủ Bình giựt súng nắm đầu cô Ba/Cả kêu phú lích mã tà/Đem còng nó lại bỏ ngoài đề lao (trích tập thơ thầy Thông Chánh). Nhưng đoạn thơ này tới đây là ngưng nói về cô Ba, nên không ai rõ sau đó số phận cô Ba ra sao, bị xử thế nào.

Cũng báo này viết tiếp: “Bà Nguyễn Thị Bạch Yến (77 tuổi), là cháu cố của thầy Thông Chánh đang ngụ tại TP.HCM, lại nhớ mang máng. Bà Yến nói nghe cha, ông kể lại sau khi gây ra náo loạn với quan soái, cô Ba bị nhốt rồi dưới áp lực của Tây, cô và người chồng Tây đã ly dị. Còn lại thì quãng thời gian sau bà không biết hết số phận cô Ba.” (Hết trích)

Nhiều người kể tích, thuật điển xưa có lúc hùm bà lằn nhập nhơn vật này lộn qua lộn lại. Cô Ba Trà Vinh là cô Ba Thiệu con thầy Thông Phán, không phải cô Ba Trà kỹ nữ lừng danh đất Sài Gòn. Có dịp tui (Co Khanh) sẽ kể. Bên các nghệ sĩ cải lương cũng có cô đào nổi tiếng là “Cô Ba Trà Vinh” tên thiệt là Trần Thị Tân, sanh năm 1917 (già hơn cô Ba Thiệu quê ở Trà Vinh con thầy Thông Chánh này nhiều).

Theo một số nguồn sách báo khác nhau, ở Sài Gòn năm 1865 đã diễn ra cuộc thi hoa hậu với tên Miss Sài Gòn tìm người đẹp người Việt, sau cuộc thi trước đó phần lớn dành cho công dân nước ngoài định cư tại đây vào 1864. Ngoài những người trong thành phố, cuộc thi cũng cho phép dân ngoại thành về thi. Vượt qua gần 100 thí sinh khi đó, cô Ba Thiệu (con thầy Thông Chánh), làm nghề thư ký, đã trở thành người chiếm ngôi vị cao nhất. Cô được xem là người Việt Nam đầu tiên đăng quang vương miện hoa hậu ở Việt Nam.

Tiếp theo các nguồn này, sau cuộc thi, cô Ba Thiệu đã trở nên nổi tiếng khắp Đông Dương, là chủ đề của nhiều câu hò, câu dè (vè) lan truyền toàn xứ, khắp ngõ ngách Lục Tỉnh Nam Kỳ quốc của chúng ta vào cuối thế kỷ 19. Những tay phong lưu Pháp khi ấy đã mời cô sang chính quốc để giới thiệu và sau đó là tham dự các cuộc thi hoa hậu thế giới, thế nhưng cô và gia đình đã phản đối. Cô Ba Thiệu từng được nhiều phóng viên Pháp khi đó đề nghị chụp ảnh trong trang phục áo tắm để đăng ở báo chính quốc, tuy nhiên cũng bị cô từ chối luôn. Dù có được danh tiếng từ cuộc thi, cô Ba Thiệu đã sớm về quê và đi lấy chồng. Có nguồn ghi cô thành hôn cùng một ông Tây làm chức quan ba, trong khi nguồn khác nói cô lấy người Việt Nam bình thường.

Đã có nhiều giai thoại về cuộc sống sau này của cô Ba Thiệu. Vào năm 1893, cha cô là thầy Thông Chánh nổ súng bắn chết một tên biện lý người Pháp tên Jaboin sau nhiều lần vợ ông bị sĩ quan đưa lời tán tỉnh, trêu ghẹo và gia đình ông bị chèn ép, theo dõi. Sự kiện này đã gây xôn xao lớn trong xã hội đương thời. Thầy Thông Chánh phải chịu án tử hình ngày 8 tháng 1 năm 1894 tại Trà Vinh. Trong truyện Thơ thầy Thông Chánh lan truyền dân gian, sau khi cha bị xử tử, cô Ba Thiệu được cho là đã cầm súng toan trả thù nhưng sau đó bị bắt giam và tự tử chết. Cũng theo lời kể một người cháu cố thầy Thông Chánh, bởi hành động trên của mình, cô Ba bị gây áp lực buộc chia tay với người chồng Tây. Tuy nhiên, có nguồn nêu cô sau khi lấy chồng thì sống một cuộc sống giản dị, khiêm tốn tới cuối đời.

Vào đầu thế kỷ 20 hoặc sớm hơn, nhà nước Đông Dương đã cho in hình một người phụ nữ nước Nam búi tóc lên tem. Theo Vương Hồng Sển và một vài nguồn khác, người này là cô Ba Thiệu, với lý do họ thấy cô "quá đẹp". Đây là con tem của Sở Bưu Điện Sài Gòn in ra với số lượng phát hành "lớn chưa từng có ở Đông Dương", và cô được coi là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên xuất hiện lên tem bưu điện. Cũng dựa trên nhiều sách báo sau này, hình ảnh người phụ nữ trên sản phẩm Xà Bông Cô Ba, ra mắt lần đầu năm 1932, chính là cô Ba Thiệu. Dù có những nguồn trái chiều về thân phận của người phụ nữ, hãng xà bông theo thời gian đã gắn liền với tên tuổi cô Ba (Thiệu).

Câu chuyện “cô Ba” lên hình xà bông của ông Trương Văn Bền và cô Ba huê khôi Đông dương ở cái tượng đồng mà Thơ Dziện Việt Nam Little Saigon mình có được cũng vẫn là một bí mật: Nguồn gốc của bức tượng này.

Bức tượng này có đi tị nạn theo ông Lê Hưng, trước khi ông trao cho người em, tên là Lê Thức, để ông Lê Thức mang ra tặng cho nhóm Thơ Dziện Việt Nam?


CO KHANH
Tháng 10 năm 2023, viết tại Địa đàng hạ giới Little Saigon


ĐỌC THÊM:

BỘ BÁT DĨA BÁT TRÀNG TỊ NẠN VIỆT CỘNG 2 LẦN 1954 & 1975

BÀN ỦI CON GÀ: "ĐỒ QUÝ" Ở THƯ VIỆN VIỆT NAM LITTLE SAIGON

THƠ DZIỆN CỦA CHÚNG TA DỄ THƯƠNG LÀM SAO!




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu biên khảo mới của tác giả Ngô Thị Quý Linh: SƯU THUẾ THUỘC ĐỊA VÀ ẢNH HƯỞNG TRONG XÃ HỘI THỜI THUỘC PHÁP (1858-1945). Trong lời mở đầu, tác giả nhấn mạnh: “Xã hội Việt-nam ngày nay vẫn còn mang những nét của nền văn hóa và văn minh Tây phương do người Pháp đem đến. Ảnh hưởng của gần một trăm năm trong vòng bảo hộ của nước Pháp, từ năm 1858 đến năm 1945, vẫn còn được nhận thấy. Từ văn học, nghệ thuật, phong tục, đến tín ngưỡng, chính trị, kinh tế, tư tưởng, ... cả một xã hội thay đổi nhiều đến nỗi ngày nay muốn tìm lại lối sống truyền thống của người Việt thời tiền Pháp-thuộc không phải là điều giản dị.”…
lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu khảo luận mới (2024) của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý: "Khảo luận về một số địa danh nước Việt thượng cổ". Đây là CHƯƠNG II - PHẦN I của loạt biên khảo công phu của tác giả: “Khảo luận tổng quát một số ghi chép trong cổ thư Tàu liên quan đến lịch sử Việt thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa”. Tác giả đã dẫn sách sử cổ, đặc biệt chú thích những bản đồ cổ đính kèm. Phần tiểu kết, tác giả viết: "- những ghi chép về đồng trụ Mã Viện chỉ là những phỏng đoán vu vơ, không chứng cứ rõ ràng nên vì thế truyền thuyết đồng trụ Mã Viện chỉ đáng được xem là truyện dã sử truyền khẩu qua các đời mà thôi. - đến nay chưa có khai quật khảo cổ nào tìm thấy được dấu vết của đoàn quân Đông Hán nam chinh do Mã Viện chỉ huy nên sự kiện đồng trụ và lời nguyền Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt hiển nhiên chỉ là truyền thuyết, không thể xem đấy là sự kiện lịch sử.
... vào tháng 9 năm 1990 nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, bác sĩ Nha Khoa Võ Trọng Di, ký giả Trần Lam Giang, nhà văn Nguyễn Đức Lập và ông đã đứng ra thành lập Thư Viện Việt Nam, mục đích thu gom “mót” sách xuất bản trước và dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cũng như những cổ vật quý giá của Việt Nam mà những người rời khỏi quê hương đã may mắn đem được ra nước ngoài để lưu giữ và bảo tồn cho các thế hệ mai sau, vì ngay khi chiếm được miền Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản đã tiêu hủy tất cả sách, báo, văn hóa phẩm của VNCH mà chúng gán cho là “văn hóa đồi trụy”. Đây là một quyết định hết sức sai lầm của chính quyền cộng sản...
Nhà báo Du Miên cũng là một sáng lập viên và hoạt động không ngừng kể từ năm 1999. Trong số này nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, Giáo Sư Trần Lam Giang và nhà văn Nguyễn Đức Lập đã vĩnh viễn ra đi. Ông Du Miên ca ngợi những đóng góp đầy nhiệt huyết của những người khuất bóng cũng như của Bác Sĩ Võ Trọng Di trong suốt 25 năm qua. Bác Sĩ Võ Trọng Di phát biểu: “Bỏ nước ra đi, chúng ta mang theo linh hồn tổ quốc, biểu tượng cho lý tưởng tự do và sức sống của con người. Thư Viện Việt Nam, nằm ngay giữa Little Saigon, là nơi để những con người tâm huyết tề tựu lại với nhau, sinh hoạt với nhau để giữ lại đời sống nhân bản với lẽ sống con người.”
Vào ngày 14 tháng 5 năm 2024, lovelittlesaigon.org nhận được thư của tác giả Ngô Thị Quý Linh trả lời ông Mặc Ngôn (liên quan đến bài viết “SỰ QUAN TRỌNG CỦA LUÂN LÝ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI” được phổ biến trên lovelittlesaigon.org (website của Thư Viện Việt Nam). Mời bạn đọc theo dõi bài viết liên quan của tác giả Ngô Thị Mỹ Linh…
Vào ngày 26 tháng 4 năm 2024, lovelittlesaigon.org nhận được thư của tác giả Ngô Thị Quý Linh: “Đóng góp ý kiến về thư của BS. Nguyễn Thượng Vũ và trả lời ông Mặc Ngôn Huỳnh Kim Giám” (liên quan đến bài viết “SỰ QUAN TRỌNG CỦA LUÂN LÝ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI” được phổ biến trên lovelittlesaigon.org (website của Thư Viện Việt Nam). Mời bạn đọc theo dõi bài viết liên quan của tác giả Ngô Thị Mỹ Linh…
lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu biên khảo mới nhất năm 2024 của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý. Trong phần giới thiệu bài viết, tác giả nhấn mạnh: "Theo lịch sử truyền thống dân tộc, cuộc khởi nghĩa của các tộc Việt thời Hai Bà khởi phát trong vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, xem kỹ lại những ghi chép trong các cổ thư Tàu và Việt về cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà thì thấy có một số địa danh nước Việt thượng cổ hiện hữu trong vùng Giang Nam và Lĩnh Nam..." Bài viết cùng chủ đề Hai Bà Trưng của cùng tác giả trên lovelittlesaigon.org này đã có hơn 4.000 người đọc. Kính mời quý bạn cùng đọc và nếu có thể, mong góp ý như yêu cầu tha thiết của tác giả.
Cuốn sách đầu tiên viết về LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LITTLE SAIGON đã được bán trên Amazon và LuluBook. Tại sao Little Saigon là "địa đàng hạ giới" của người Việt? Ai đặt tên Little Saigon? Người Việt nào đến định cư đầu tiên ở Westminster? Cửa tiệm Việt Nam nào mở sớm nhứt ở Little Saigon? Phước Lộc Thọ không phải là khu thương mại đầu tiên của Little Saigon! Trận chiến khốc liệt giữa "Chinatown/Asiantown vs Little Saigon" qua từng giai đoạn? Các vụ thanh toán diệt Cộng-Mỹ và Cộng-Việt ngay Little Saigon v.v... 335 trang đầy đủ hình ảnh và tư liệu tàng trữ tại Thư Viện Việt Nam Little Saigon...
GIỌT LỆ THU, gom thơ đăng báo của nữ sĩ Tương Phố, xuất bản năm 1952. Vào đầu thiên niên kỷ 21 (năm 2000), bào muội của nữ sĩ tên là cụ Yến (thường được nữ sĩ âu yếm gọi là Kim-Yến: gộp chung tên em rễ Phạm Hoàng Kim và tên em gái Yến) nhờ chồng mang những cuốn sách quý (đa số là thơ) đến tặng Thư Viện Việt Nam tại Little Saigon (California, Hoa Kỳ). Bản Giọt Lệ Thu này được chụp photocopy và đóng keo bằng tay. Người được nữ sĩ Tương Phố đề tặng là Nguyễn Đức Liệu nhưng tập thơ đến Thư Viện Việt Nam từ Cụ Phạm Hoàng Kim. Năm 2024 anh Nguyễn Tín từ New York qua chơi, hướng dẫn anh Du Miên và chị Ngọc Hà cách thức quét (scan) đưa sách qua dạng PDF và lên website lovelittlesaigon.org. Chân thành cảm tạ Cụ Bà Phạm Hoàng Kim (Yến) và người (chưa biết tên) bỏ công chụp photocopy rồi đóng gáy bằng tay, đồng thời cám ơn anh Nguyễn Tín New York…
Thư Viện Việt Nam mở cửa phục vụ cộng đồng từ tháng 9 năm 1999. Năm 2000, kỷ niệm một năm thành lập tại trụ sở cũ trên đường First Street. Cũng trong năm này, vào ngày 12 tháng 11 năm 2000 kỷ niệm 70 năm Phong Trào Hướng Đạo thành lập tại Việt Nam. Nhiều Trưởng và các đơn vị đến triển lãm hình ảnh sinh hoạt tại Thư Viện Việt Nam....
VHV FOUNDATION - THƯ VIỆN VIỆT NAM
VIETNAMESE CULTURAL CENTER

10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843
E-mail: info@lovelittlesaigon.org