BÀI MỚI NHẤT
02 Tháng Hai 2025(Xem: 2289)
Tết Nguyên Đán là dịp để tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ đã khuất, đồng thời cũng là dịp để tông tộc gặp nhau giữ gìn dây thân ái. Suốt năm làm lụng vất vả ai nấy chỉ mong được hưởng an nhàn hạnh phúc trong mấy ngày Tết, gia đình cùng đại gia đình tụ họp sum vầy, trước là cúng ông bà sau là được thưởng thức các món ăn cổ truyền ngày Tết, trẻ con được mừng tuổi, mặc áo mới, … Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết. Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo , bánh chưng xanh....
18 Tháng Giêng 2025(Xem: 1115)
The book cover lists two authors: Ngoc Ha and Du Mien. Both are well-known journalists in Vietnamese media. They have been reporting since the early days when Vietnamese refugees first opened restaurants and markets in Santa Ana, Garden Grove, and Westminster. This makes their records of Little Saigon's early days particularly valuable. The final page of the work includes complete details of both authors' journalism careers. (pages 291-292) (The book's introduction notes that from the late 1970s until now, the journalist couple Du Mien and Ngoc Ha "drove through Bolsa Avenue, Downtown Little Saigon every day," allowing them to document everything in detail as suggested by the work's title: a chronicle of Little Saigon)..
18 Tháng Giêng 2025(Xem: 1166)
Tin vui nhất cho những người muốn biết về lịch sử của người Việt Nam tị nạn đến Orange County và thành lập Little Saigon: tác phẩm “Little Saigon Chronicles” đã được xuất bản trên nền tảng Amazon với 2 ấn bản bằng giấy và ebook. Lâu nay những thông tin liên quan đến nguồn gốc và sự hình thành của Little Saigon (Westminster, California) xuất hiện trên mạng xã hội không nhiều và thiếu chính xác... Sách dày 292 trang, được phát hành dưới 2 dạng giấy trắng hình full colors giá 24.50 và dạng ebook giá 4.99, phát hành trực tiếp trên Amazon và các đại lý phân phối sách toàn cầu. Chỉ cần gõ tên tác phẩm “Little Saigon Chronicles” vào công cụ tìm kiếm (ví dụ như Google hay Bing…) sẽ hiện toàn bộ các cơ sở phát hành sách này.
12 Tháng Giêng 2025(Xem: 888)
In the final days of May, 1975, it was a time of book persecution for the people of South Vietnam. As soon as the Communists seized Saigon, they hastily ordered the confiscation of all South Vietnamese books and newspapers, which they labeled as "decadent and reactionary culture."
12 Tháng Hai 2024(Xem: 1266)
Những sách Giáo khoa do nhiều tác giả biên soạn theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa này được đồng bào tị nạn Việt Nam mang theo sau biến cố tan nhà nát cửa mất cả giang sơn 30 tháng 4 năm 1975 và tặng cho Thư Viện Việt Nam Little Saigon cất giữ. Ngoài số sá ch này, trang lovelittlesaigon.org của Thư Viện Việt Nam còn xử dụng các bản quét (scan) của Giáo sư HUỲNH CHIẾU ĐẲNG, chủ quán SÁCH VEN ĐƯỜNG và một số nguồn cùng mục tiêu khác. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận sách của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa để đưa lên website phổ biến và lưu giữ.
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 2288)
Đài VNATV thực hiện 2 videos về buổi lễ tưởng niệm Nhà văn, Nhà báo, Nhà giáo Trần Lam Giang tại Phòng Sinh Hoạt Thư Viện Việt Nam Little Saigon (Vietnamese Cultural Center - VHV Foundation), 10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843. Tổ chức trong nội bộ và một số bạn học cùng thời với người quá cố.
12 Tháng Giêng 2024(Xem: 1497)
Trong cuộc nội chiến, hai kẻ địch văn hóa là : - Văn hóa cổ truyền hay văn hóa Sài Gòn thì mọi người dân Việt ở hải ngoại hay quốc nội đều hay biết vì hiện đang sống với , - Văn hóa XHCN thì ở miền Nam ít người biết đến vì 2 lý do sau : 1) Cuộc sống ngắn ngủi 10 năm (1975-1986) của văn hóa XHCN tại miền Nam, 2) Hầu như không có tác giả nào cả quốc gia lẫn cộng sản viết về văn hóa XHCN và cuộc nội chiến văn hóa Bắc Nam. Đó là lý do chúng tôi dành phần 1 và phần 2 cho văn hóa XHCN và phần 3 cho cuộc nội chiến văn hóa.
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2067)
Tác giả ghi trong phần « Tự Luận về Bản In tại hải ngoại » : « Ba mươi năm chiến tranh (1945-1975), một cuộc chiến mà người Việt hầu như đóng vai « được mướn » để đánh lẫn nhau, là ba mươi năm tàn phá triệt để như thể một cuộc đổi đời. Ba mươi năm chiến tranh đã qua. Hơn mười năm cuồng say chiến thắng kéo theo hận thù, tù đày, cũng đã qua. « Thua » hay « Thắng » thì cả hai đều tỉnh giấc trước điêu tàn của đất nước. Một thời kỳ đại loạn chưa từng thấy trong lịch sử của dân tộc Việt. Đại loan cho đời sống vật chất. Vô cùng quan trọng nữa là đại loạn cho nếp sống tinh thần, nền móng của tổ chức xã hội. Hậu quả là trước mắt chúng ta hình ảnh một xã hội bị phân hóa và băng hoại cực độ, khiến cho đại chúng không có được một niềm tin để sống, để hành động trong tinh thần hướng thượng với ý thức giúp vào phúc lợi lâu dài của dân tộc… »
04 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1148)
Những sách Giáo khoa do nhiều tác giả biên soạn theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa này được đồng bào tị nạn Việt Nam mang theo sau biến cố tan nhà nát cửa mất cả giang sơn 30 tháng 4 năm 1975 và tặng cho Thư Viện Việt Nam Little Saigon cất giữ. Ngoài số sá ch này, trang lovelittlesaigon.org của Thư Viện Việt Nam còn xử dụng các bản quét (scan) của Giáo sư HUỲNH CHIẾU ĐẲNG, chủ quán SÁCH VEN ĐƯỜNG và một số nguồn cùng mục tiêu khác. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận sách của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa để đưa lên website phổ biến và lưu giữ.
28 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1237)
“Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Đông Dương bị quân Nhật Bản tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt Nam bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu. Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nuớc nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nước nhà chóng được giải phóng…”

TIỂU PHI LẠC NÁO SÀI GÒN (TẬP 2) - Tác giả: HỒ HỮU TƯỜNG

25 Tháng Mười 20238:37 CH(Xem: 1200)
TIỂU PHI LẠC NÁO SÀI GÒN (TẬP 2)
(ĐỌC SÁCH Ở CUỐI PHẦN GIỚI THIỆU TÁC GIẢ)
SACH HOHUUTUONG 1
HỒ HỮU TƯỜNG
(1910-1980)

Nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Sinh ra tại Cần Thơ Nam Việt. Du học Pháp, đại học Lyon. Tại đây tham gia hoạt động cùng các nhà ái quốc lưu vong như Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Trường, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh rồi gia nhập Cộng Sản Đệ Tứ Quốc Tế.

Ông hoạt động sôi nổi trên báo chí: năm 1930 chủ nhiệm báo chui “Tiền Quân” với các cây viết chủ lực Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Lê Bá Cang… Báo chưa phát hành thì Ban Biên Tập bị bắt hết vì dám tổ chức biểu tình ngày 22 tháng 5 năm 1930 trước điện Elysée để đòi giảm án cho Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học và 12 Đồng Chí trong cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái thất bại và bị kết tội tử hình. Cả nhóm bị Pháp trục xuất về nước, ngoại trử Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường trốn sang Bỉ.

Khi về nước, 1932 Ông bị Tây bắt vì chủ trương tạp chí lý luận chính trị bí mật Tháng Mười, theo khuynh hướng Trosky đối lập với động của đảng Cộng Sản Đông Dương (tiền thân Đảng Cộng Sản Việt Nam), bị xử án treo 3 năm.

Thành biên tập viên cho nhật báo Công Luận và tuần báo Đồng Nai.

Tiếp tục nỗ lực chống lại Đảng Cộng Sản Đông Dương, Ông xuất bản tạp chí Thường Trực Cách Mạnh và tuyên bố rời khỏi nhóm La Lutte, thay vào đó cho xuất bản tuần báo bằng tiếng Pháp tên là Le Militant (Chiến Sĩ), công khai công kích chủ nghĩa Stalin. Cùng với Đào Hưng Long, Ông cho ra đời tờ báo Thầy Thợ để cổ xúy đường lối của Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản.

Vào tháng 6 năm 1936 Ông tuyên bố từ bò cả Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản và chủ nghĩa Mác. Bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Sơn 1940 cùng với Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh. Ra tù năm 1944.

Trong thời gian ở tù, Ông hình thành Chủ Nghĩa Dân Tộc, dứt khoát không lệ thuộc các đế quốc Nga, Tàu, Tây, Mỹ.

Năm 1945 Ông ra miền Bắc, công bố Xã Hội Học Nhập Môn, chống lại phép biện chứng và một loạt sách chính trị khác: Muốn Hiểu Chính Trị, Kinh Tế Học, Kinh Tế Chánh Trị Nhập Môn, Tương lai kinh tế Việt Nam, Vấn đề dân tộc, Tương lai văn hóa Việt Nam. Vào tháng 8 năm này, ông ký tên vào thư yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.

Năm 1946 Ông được mời dự Hội Nghị Đà Lạt trong tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam đang điều đình với Pháp.

Năm 1947 Ông về Sài Gòn viết văn, làm bao. Hợp tác với báo Sài Gòn Mới và bắt đầu viết tiểu thuyết Phi Lạc Sang Tàu.

Năm 1953 Ông tung ra giải pháp Trung Lập và vào năm 1954 dự Hội Nghị Genève mạnh mẽ cổ xúy giải pháp trung lập cho Việt Nam nhưng thất bại.

Năm 1955 Ông bị bắt vì là cố vấn cho Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia (Cao Đài, Hòa Hảo, Lực lượng Bình Xuyên) chống lại chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Năm 1957 Ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm kết án tử hình. May nhờ nhà văn, triết gia Albert Camus Pháp cùng nhiều trí thức nổi tiếng khác, trong đó có thủ tướng Ấn Độ Nehru can thiệp nên Ông thoát án tử nhưng bị đày ra Côn Sơn. Sau khi Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, Ông được trả tự do vào năm 1964 và tới 1967 được “đại xá”. Lại làm báo, viết văn cổ xúy cho giải pháp Liên Hiệp Quốc Hóa Miền Nam Việt Nam.

Năm 1965, ông làm Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh (của Phật Giáo Ấn Quang) và vào chủ bút tuần báo Hòa Đồng.

Năm 1967, Ông đắc cử Dân biểu  Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa, vẫn tiếp tục viết cho các Tiếng Nói Dân tộc, Quyết Tiến, Đuốc Nhà Nam, Tin Sáng, Sài gòn Mới, Điện Tín…

Khi Việt Cộng cướp chiếm Miền Nam, Ông bị bắt giam cùng quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa. Đến năm 1980, khi Ông bị bệnh nguy kịch thì Việt Cộng mới tống khỏi tù và Ông qua đời ngày 26 tháng 6 năm 1980 tại Sài Gòn. Khoảng thời gian này, nhiều người yêu nước khác cũng gặp kết cục bi thảm như Ông, rất rất nhiều người còn mất luôn cả xác!

Trên trang Wikipedia Tiếng Việt có đăng một giai thoại:

Khi bị giam ở phòng giam tập thể, một người tù hỏi Hồ Hữu Tường:

- Bác Tường ơi! Thời Tây, thời Ngô Đình Diệm và cả thời này nữa, thời nào bác cũng đi tù. Bác có hiểu tại sao bác cứ ở tù hoài vậy không?

Hồ Hữu Tường nhìn anh ta, vừa cười, vừa hỏi:

- Mày trả lời giùm tao đi, tại sao?

Anh ta nhanh nhẩu trả lời:

- Dễ quá mà! Tên bác là "Hữu Tường" nên bác phải "hưởng tù" dài dài!

Hồ Hữu Tường cười buồn:

- Có thể thằng nầy nói đúng!

TÁC PHẨM:

  • Chính trị, kinh tế, triết học:
  1. Xã hội học nhập môn (Minh Đức, 1945)
  2. Kinh tế học và kinh tế chánh trị nhập môn (Tân Việt, 1945)
  3. Tương lai kinh tế Việt-nam (Hàn Thuyên, 1945)
  4. Phong kiến là gì? (Minh Đức,1946)
  5. Vấn đề dân tộc (Minh Đức,1946)
  6. Muốn tìm hiểu chánh trị (Minh Đức,1946)
  7. Tương lai văn hóa Việt-nam (Minh Đức,1946, Huệ Minh, 1965).
  • Văn học sử:
  1. Lịch sử văn chương Việt-nam (quyển 1) (Lê Lợi, 1950).
  • Văn phạm:
  1. Phép nói và viết hỏi ngã (1950)
  2. Em học tiếng mẹ (1950)
  3. Em tập đọc (1951).
  • Dịch:
  1. Tam quốc chí (quyển 1, 1951)
  • Truyện:
  1. Bộ Một thuở ngàn năm (truyện trào phúng chính trị) gồm có: Phi Lạc sang Tàu (Sống Chung, 1949), Phi Lạc náo Hoa Kỳ (Vannay, Paris, 1955), Tiểu Phi Lạc náo Sàigòn (Nam Cường, 1966), Diễm Hồng xuất giá (Nam Cường, 1966).
  2. Bộ Hồn bướm mơ hoa (tiểu thuyết lịch sử xã hội, miền Hậu Giang) gồm 4 tập: Mai Thoại DungTam nhơn đồng hànhÔng thầy QuảngBủa lưới người (Nam Cường, 1966).
  3. Bộ Gái nước Nam làm gì? (tiểu thuyết tranh đấu chống Pháp) gồm Thu Hương và Chị Tập (Sống Chung, 1949).
  4. Nỗi lòng thằng Hiệp (Lê Lợi, 1949).
  5. Kế thế (tiểu thuyết dã sử) (Huệ Minh, 1964).
  6. Bộ Thuốc trường sanh gồm 3 tập: Xây mộngPhúc đức và Vẹn nguyền (Huệ Minh, 1964). Hoa dinh cẩm trận (tiếp theo Thuốc trường sanh).
  7. Người Mỹ ưu tư (tác giả xuất bản, Paris, 1968)

...

  • Tiểu luận: "Những kỹ thuật căn bản của nghề làm báo (in tại Paris, 1951, Hòa Đồng, 1965), "Trầm tư của một tên tội tử hình" (Lá Bối, 1965), "Luận lâm I" (Huệ Minh, 1965), "Nói tại Phú Xuân" (những bài tham luận đọc tại Đại học Huế) (Huệ Minh, 1965).
  • Truyện ngắn, tạp văn: "Quả trứng thần" (1952), Kể chuyện (Huệ Minh, 1965), Nợ tinh thần (Huệ Minh, 1965).
  • Tự truyện và hồi kýThằng Thuộc con nhà nông (An Tiêm, 1966), 41 năm làm báo (Trí Đăng, Đông Nam Á tái bản tại Paris, 1984), "Un fétu de paille dans la tourmente" (Paris, 1969, chưa in).

CHÂN THÀNH CẢM ƠN GIÁO SƯ HUỲNH CHIẾU ĐẲNG (chủ quán “NHÀ KHO QUÁN VEN ĐƯỜNG") đã cho phép lovelittlesaigon.org Thư Viện Việt Nam xử dụng bản PDF này và nhiều bản PDF khác. Kính mong quý độc giả, nhất là những quý vị xử dụng cho biên khảo, công trình nghiên cứu v.v... cùng ghi nhận CÔNG LỚN này của Giáo sư Huỳnh Chiếu Đẳng, đồng hương Mỹ Tho thân yêu.

SiteAdmin và toàn ban Sáng Lập Thư Viện Việt Nam Little Saigon


VUI LÒNG NHẤN VÀO BÌA SÁCH ĐỂ ĐỌC VÀ THEO HƯỚNG DẪN <> ĐỂ ĐỌC LUI ĐỌC TỚI; DOUBLE CLICK THE MOUSE ĐỂ THU NHỎ HAY PHÓNG LỚN TRANG SÁCH; GIỮ MŨI TÊN CỦA CON MOUSE ĐỂ DI CHUYỂN TRANG SÁCH VỪA TẦM MẮT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VHV FOUNDATION - THƯ VIỆN VIỆT NAM
VIETNAMESE CULTURAL CENTER

10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843
E-mail: info@lovelittlesaigon.org