BÀI MỚI NHẤT
06 Tháng Mười Hai 2024(Xem: 309)
Lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu biên khảo mới của tác giả Ngô Thị Quý Linh: SƯU THUẾ THUỘC ĐỊA VÀ ẢNH HƯỞNG TRONG XÃ HỘI THỜI THUỘC PHÁP (1858-1945). Trong lời mở đầu, tác giả nhấn mạnh: “Xã hội Việt-nam ngày nay vẫn còn mang những nét của nền văn hóa và văn minh Tây phương do người Pháp đem đến. Ảnh hưởng của gần một trăm năm trong vòng bảo hộ của nước Pháp, từ năm 1858 đến năm 1945, vẫn còn được nhận thấy. Từ văn học, nghệ thuật, phong tục, đến tín ngưỡng, chính trị, kinh tế, tư tưởng, ... cả một xã hội thay đổi nhiều đến nỗi ngày nay muốn tìm lại lối sống truyền thống của người Việt thời tiền Pháp-thuộc không phải là điều giản dị.”…
12 Tháng Hai 2024(Xem: 845)
Những sách Giáo khoa do nhiều tác giả biên soạn theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa này được đồng bào tị nạn Việt Nam mang theo sau biến cố tan nhà nát cửa mất cả giang sơn 30 tháng 4 năm 1975 và tặng cho Thư Viện Việt Nam Little Saigon cất giữ. Ngoài số sá ch này, trang lovelittlesaigon.org của Thư Viện Việt Nam còn xử dụng các bản quét (scan) của Giáo sư HUỲNH CHIẾU ĐẲNG, chủ quán SÁCH VEN ĐƯỜNG và một số nguồn cùng mục tiêu khác. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận sách của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa để đưa lên website phổ biến và lưu giữ.
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 1744)
Đài VNATV thực hiện 2 videos về buổi lễ tưởng niệm Nhà văn, Nhà báo, Nhà giáo Trần Lam Giang tại Phòng Sinh Hoạt Thư Viện Việt Nam Little Saigon (Vietnamese Cultural Center - VHV Foundation), 10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843. Tổ chức trong nội bộ và một số bạn học cùng thời với người quá cố.
12 Tháng Giêng 2024(Xem: 1078)
Trong cuộc nội chiến, hai kẻ địch văn hóa là : - Văn hóa cổ truyền hay văn hóa Sài Gòn thì mọi người dân Việt ở hải ngoại hay quốc nội đều hay biết vì hiện đang sống với , - Văn hóa XHCN thì ở miền Nam ít người biết đến vì 2 lý do sau : 1) Cuộc sống ngắn ngủi 10 năm (1975-1986) của văn hóa XHCN tại miền Nam, 2) Hầu như không có tác giả nào cả quốc gia lẫn cộng sản viết về văn hóa XHCN và cuộc nội chiến văn hóa Bắc Nam. Đó là lý do chúng tôi dành phần 1 và phần 2 cho văn hóa XHCN và phần 3 cho cuộc nội chiến văn hóa.
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1694)
Tác giả ghi trong phần « Tự Luận về Bản In tại hải ngoại » : « Ba mươi năm chiến tranh (1945-1975), một cuộc chiến mà người Việt hầu như đóng vai « được mướn » để đánh lẫn nhau, là ba mươi năm tàn phá triệt để như thể một cuộc đổi đời. Ba mươi năm chiến tranh đã qua. Hơn mười năm cuồng say chiến thắng kéo theo hận thù, tù đày, cũng đã qua. « Thua » hay « Thắng » thì cả hai đều tỉnh giấc trước điêu tàn của đất nước. Một thời kỳ đại loạn chưa từng thấy trong lịch sử của dân tộc Việt. Đại loan cho đời sống vật chất. Vô cùng quan trọng nữa là đại loạn cho nếp sống tinh thần, nền móng của tổ chức xã hội. Hậu quả là trước mắt chúng ta hình ảnh một xã hội bị phân hóa và băng hoại cực độ, khiến cho đại chúng không có được một niềm tin để sống, để hành động trong tinh thần hướng thượng với ý thức giúp vào phúc lợi lâu dài của dân tộc… »
04 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 771)
Những sách Giáo khoa do nhiều tác giả biên soạn theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa này được đồng bào tị nạn Việt Nam mang theo sau biến cố tan nhà nát cửa mất cả giang sơn 30 tháng 4 năm 1975 và tặng cho Thư Viện Việt Nam Little Saigon cất giữ. Ngoài số sá ch này, trang lovelittlesaigon.org của Thư Viện Việt Nam còn xử dụng các bản quét (scan) của Giáo sư HUỲNH CHIẾU ĐẲNG, chủ quán SÁCH VEN ĐƯỜNG và một số nguồn cùng mục tiêu khác. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận sách của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa để đưa lên website phổ biến và lưu giữ.
28 Tháng Mười Một 2023(Xem: 835)
“Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Đông Dương bị quân Nhật Bản tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt Nam bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu. Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nuớc nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nước nhà chóng được giải phóng…”
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2270)
Trong Lời nói đầu, tác giả viết: “Tục ngữ ta nhiều câu rất khỏ hiểu. Khó hiểu vì lời quá vắn tắt, hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoặc vì chữ dùng quá cổ. Không những an hem thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước ý nghĩa một vài câu tục ngữ. Vốn yêu chuộng quốc văn, quốc học, chúng tôi chú trọng đến tục ngữ Việt Nam đã từ lâu. Và trong khoảng những năm 1937, 1938 trên các báo Việt Báo, Việt Cường ngoài Bắc, Công Luận trong Nam, tôi đã có dịp giải thích ý nghĩa một số tục ngữ. Rồi sau, trải qua nhiều địa phương, xúc tiếp với nhiều nghề nghiệp, những điều tai nghe măt thấy cùng những kinh nghiệm bản thâm đã giúp chúng tôi hiểu thêm một số tục ngữ cần phải giải thích…
29 Tháng Chín 2023(Xem: 2950)
Từ năm 1976, Orange County ước tính có chừng vài ba trăm người Việt định cư, tới năm 1977 người Việt tại Little Saigon tăng lên khoảng 2,000. Từ đó bùng phát xung khắc giữa người bản xứ và người Việt tại Orange County (sách đã dẫn). Mục Sư Nguyễn Xuân Đức kể rằng nhóm KKK (Ku Klux Klan) từng gởi thư kèm hình cái súng lục để vào đầu và nói rằng: “Ông đừng đem người tị nạn đến nữa, nếu không thì số mệnh của ông như thế này” (trang 94, sách đã dẫn). Lúc bấy giờ có sự kỳ thị người Việt tại Little Saigon, và giới chức Hoa Kỳ đã phản đối hoặc cản trở sự phát triển của người Việt, nhưng sau đó họ đã đề xướng và cùng vận động với cộng đồng Việt Nam trong nhiều công trình, cho thấy người Mỹ đã cảm thông với người Việt bằng nụ cười cởi mở.
22 Tháng Mười 2024(Xem: 2904)
lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu khảo luận mới (2024) của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý: "Khảo luận về một số địa danh nước Việt thượng cổ". Đây là CHƯƠNG II - PHẦN I của loạt biên khảo công phu của tác giả: “Khảo luận tổng quát một số ghi chép trong cổ thư Tàu liên quan đến lịch sử Việt thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa”. Tác giả đã dẫn sách sử cổ, đặc biệt chú thích những bản đồ cổ đính kèm. Phần tiểu kết, tác giả viết: "- những ghi chép về đồng trụ Mã Viện chỉ là những phỏng đoán vu vơ, không chứng cứ rõ ràng nên vì thế truyền thuyết đồng trụ Mã Viện chỉ đáng được xem là truyện dã sử truyền khẩu qua các đời mà thôi. - đến nay chưa có khai quật khảo cổ nào tìm thấy được dấu vết của đoàn quân Đông Hán nam chinh do Mã Viện chỉ huy nên sự kiện đồng trụ và lời nguyền Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt hiển nhiên chỉ là truyền thuyết, không thể xem đấy là sự kiện lịch sử.

"KHO ĐỒ QUÝ NHỎ BÉ" TẠI THƠ DZIỆN VIỆT LITTLE SAIGON

11 Tháng Chín 20239:09 CH(Xem: 2065)
"KHO ĐỒ QUÝ NHỎ BÉ"
TẠI THƠ DZIỆN VIỆT LITTLE SAIGON

ĐỒ QUÝ HUẾ
Trong hàng chục chiếc tủ gỗ "thủ công", có nhiều "đồ quý" do đồng bào khắp nơi tặng để cho con em trong cộng đồng biết về thủ công nghệ và những "đồ quý" của cha ông.

Mươi cái tủ ban đầu do cặp Hướng đạo sinh Dũng-Phương (đoàn sinh của Nhà văn Nguyễn Đức Lập) ra công đóng hì hục nhiều ngày, vào ban đêm, vì ban ngày phải đi làm kiếm cơm. Kiểu tủ này độc nhất vô nhị, bảo đảm lùng mua khắp thế giới cũng không có (nếu quý bạn không tin, ghé ngang Thư Viện của chúng ta để thấy tận mắt)

Chưa hết. Các em Hướng Đạo Sinh lấy Eagle Scouts cũng thi nhau làm tủ đựng đồ quý cho Thư Viện. Em nào làm phải được ban quản trị TVVN chứng nhận ký giấy để nộp cho Châu (Hướng Đạo), và các em được quyền đính bản tên của mình vào chiếc tủ đó. Có em nay đã là... ông cụ non ba bốn chục tuổi rồi!

Bụi phủ đầy trên các tủ và cả trong hàng chục kệ sách dài. Lý do: ban sáng lập còn 3 vị nhưng chỉ có 2 vị còn khỏe thường lui tới nhưng tuổi cũng không còn "cường tráng" nữa. Ngoài hai "cụ" nói trên 3 chị 3 anh thiện nguyện viên tuổi lớn và chỉ một thiện nguyện viên trẻ cỡ... 6 mươi mấy!

Lớp bụi này sẽ được chùi sạch một ngày nào gần nhất vì sắp tới là có các em học sinh tới Thư Viện để scan trên dưới 60 ngàn cuốn sách để đưa lên website. Công việc scan sách do Võ Hiền Nhơn, một thiện nguyện viên cũng... trẻ hơn các cụ 80 ở Thư Viện.

Sẽ có ngày giới thiệu những nét độc đáo của Thư Viện VN qua hình ảnh và ghi chép để quý bạn ở xa có thể mường tượng ra cái Thư Viện ngày xưa khi còn nước, có ngân quỹ, có nhân viên, tổ chức ngon lành không thua ai. Một phần tư thế kỷ qua bà con mình ở Little Saigon kẻ cho cái này, người góp cái nọ, rồi tặng công, tặng của ít nhiều tom góp và... thoi thóp tồn tại tới nay. (Sắp tới dịp kỷ niệm 25 năm)... Thư Viện còn nhiều "báu vật" (tinh thần)...

Có lần nhóm sáng lập "triển lãm" một số "báu vật" liên quan đến văn hóa: Công trình bỏ dấu huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, á, ớ, đê... vào computer Mỹ và một xấp báo Hồn Việt tờ báo Việt ngữ đầu tiên xuất bản tại San Diego, Hoa Kỳ tháng 11 năm 1975. (Muốn biết thêm tìm đọc toàn bộ lịch sử báo Hồn Việt và dấu chữ Việt vào computer của VNI Hồ Thành Việt trong sách Việt Eden Địa đàng hạ giới, bán trên internet)

Chỉ vài ký giả viết qua loa khi tường thuật cuộc triển lãm "đồ quý" này. 

Thử nghĩ nếu không có báo bằng tiếng Việt như tờ Hồn Việt khởi đầu rồi các báo khác tiếp nối, chắc chúng ta sẽ lạc lỏng và chìm ngấm vào xã hội mới quần quật mưu sinh, sống còn.

Cha ông nói người Việt Nam mình có nền văn hiến bảy tám ngàn năm (nhấn mạnh: không chỉ bốn ngàn năm! Cứ đọc truyện Sứ Việt tặng Rùa Thần cho vua Nghiêu thì biết)...

Thử nghĩ, nếu không có ông kỹ sư computer Hồ Thành Việt cùng 2 ông Mục sư Tin lành và ký giả Du Miên rị mọ nhiều tháng ngày thức trắng đêm để "đưa" các cái dấu đặc biệt nhất của tiếng Việt mình vào computer thì bây giờ chúng ta cũng phải bỏ dấu bằng tay, với ngòi viết lá tre như ca sĩ Khánh Ly và nhà báo Du Miên bỏ dấu cho báo Hồn Việt năm 1975.

Công trình tim óc đưa dấu tiếng Việt đó của nhóm Hồ Thành Việt VNI đã làm một CUỘC ĐẠI CÁCH MẠNG cho nền báo chí, xuất bản. Ngày nay các bạn trẻ nối tiếp, khai triển, bỏ dấu Việt ai cũng có cả, thông dụng từ trong ra ngoài nước Việt Nam. Trong computer, trong điện thoại di động, chúng ta gõ bàn phím nước ngoài ở bất cứ nơi nào trên thế giới, chúng ta đều dùng tiếng Việt để giao tiếp.

Chuyện nó như vậy đó. Có ai quan tâm? Hay tất cả chúng ta đều biến thành người vô cảm? nhiễm thói của bọn vô thần?

Triển lãm không người quan tâm thì Thư Viện phải xuất bản sách để ghi lại những đóng góp của nhiều tầng lớp trong cộng đồng người Việt tị nạn Cộng Sản. 

Sau 1975, nhà cầm quyền ác đảng Cộng Sản Việt Nam đã dùng mọi thủ đoạn để tiêu, thiêu hủy những dấu tích và sự đóng góp của chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Vì Cộng Sản mà đi tị nạn gần 50 năm qua, chúng ta không để dấu tích, văn hóa nhân bản tình người Việt Nam của chúng ta bị trù dập như Việt Cộng ác nhơn đã làm từ khi chúng cướp chính quyền 1945 đến nay.

Hai nhà báo Ngọc Hà - Du Miên (cũng thuộc Thư Viện) được giao cho việc viết sách. Kéo dài 5 năm. Nay đã in rồi. Và bán trên internet với giá 54 mỹ kim. 

Những gì có trong Thư Viện Việt Nam là "đồ quý" của tất cả NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN chúng ta. Anh chị em có mặt tại Thư Viện chỉ là những người tình nguyện cùng góp sức bảo vệ tài sản tinh thần của chúng ta.

Để đọc thêm về chiếc bàn ủi con gà, hãy bấm vào đây để đọc:

BÀN ỦI CON GÀ
https://lovelittlesaigon.org/p103a204/ban-ui-con-ga-do-quy-o-thu-vien-viet-nam-little-saigon


Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VHV FOUNDATION - THƯ VIỆN VIỆT NAM
VIETNAMESE CULTURAL CENTER

10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843
E-mail: info@lovelittlesaigon.org