BÀI MỚI NHẤT
02 Tháng Hai 2025(Xem: 2292)
Tết Nguyên Đán là dịp để tưởng nhớ đến ông bà cha mẹ đã khuất, đồng thời cũng là dịp để tông tộc gặp nhau giữ gìn dây thân ái. Suốt năm làm lụng vất vả ai nấy chỉ mong được hưởng an nhàn hạnh phúc trong mấy ngày Tết, gia đình cùng đại gia đình tụ họp sum vầy, trước là cúng ông bà sau là được thưởng thức các món ăn cổ truyền ngày Tết, trẻ con được mừng tuổi, mặc áo mới, … Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết. Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, Cây nêu, tràng pháo , bánh chưng xanh....
18 Tháng Giêng 2025(Xem: 1118)
The book cover lists two authors: Ngoc Ha and Du Mien. Both are well-known journalists in Vietnamese media. They have been reporting since the early days when Vietnamese refugees first opened restaurants and markets in Santa Ana, Garden Grove, and Westminster. This makes their records of Little Saigon's early days particularly valuable. The final page of the work includes complete details of both authors' journalism careers. (pages 291-292) (The book's introduction notes that from the late 1970s until now, the journalist couple Du Mien and Ngoc Ha "drove through Bolsa Avenue, Downtown Little Saigon every day," allowing them to document everything in detail as suggested by the work's title: a chronicle of Little Saigon)..
18 Tháng Giêng 2025(Xem: 1167)
Tin vui nhất cho những người muốn biết về lịch sử của người Việt Nam tị nạn đến Orange County và thành lập Little Saigon: tác phẩm “Little Saigon Chronicles” đã được xuất bản trên nền tảng Amazon với 2 ấn bản bằng giấy và ebook. Lâu nay những thông tin liên quan đến nguồn gốc và sự hình thành của Little Saigon (Westminster, California) xuất hiện trên mạng xã hội không nhiều và thiếu chính xác... Sách dày 292 trang, được phát hành dưới 2 dạng giấy trắng hình full colors giá 24.50 và dạng ebook giá 4.99, phát hành trực tiếp trên Amazon và các đại lý phân phối sách toàn cầu. Chỉ cần gõ tên tác phẩm “Little Saigon Chronicles” vào công cụ tìm kiếm (ví dụ như Google hay Bing…) sẽ hiện toàn bộ các cơ sở phát hành sách này.
12 Tháng Giêng 2025(Xem: 889)
In the final days of May, 1975, it was a time of book persecution for the people of South Vietnam. As soon as the Communists seized Saigon, they hastily ordered the confiscation of all South Vietnamese books and newspapers, which they labeled as "decadent and reactionary culture."
12 Tháng Hai 2024(Xem: 1266)
Những sách Giáo khoa do nhiều tác giả biên soạn theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa này được đồng bào tị nạn Việt Nam mang theo sau biến cố tan nhà nát cửa mất cả giang sơn 30 tháng 4 năm 1975 và tặng cho Thư Viện Việt Nam Little Saigon cất giữ. Ngoài số sá ch này, trang lovelittlesaigon.org của Thư Viện Việt Nam còn xử dụng các bản quét (scan) của Giáo sư HUỲNH CHIẾU ĐẲNG, chủ quán SÁCH VEN ĐƯỜNG và một số nguồn cùng mục tiêu khác. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận sách của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa để đưa lên website phổ biến và lưu giữ.
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 2288)
Đài VNATV thực hiện 2 videos về buổi lễ tưởng niệm Nhà văn, Nhà báo, Nhà giáo Trần Lam Giang tại Phòng Sinh Hoạt Thư Viện Việt Nam Little Saigon (Vietnamese Cultural Center - VHV Foundation), 10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843. Tổ chức trong nội bộ và một số bạn học cùng thời với người quá cố.
12 Tháng Giêng 2024(Xem: 1497)
Trong cuộc nội chiến, hai kẻ địch văn hóa là : - Văn hóa cổ truyền hay văn hóa Sài Gòn thì mọi người dân Việt ở hải ngoại hay quốc nội đều hay biết vì hiện đang sống với , - Văn hóa XHCN thì ở miền Nam ít người biết đến vì 2 lý do sau : 1) Cuộc sống ngắn ngủi 10 năm (1975-1986) của văn hóa XHCN tại miền Nam, 2) Hầu như không có tác giả nào cả quốc gia lẫn cộng sản viết về văn hóa XHCN và cuộc nội chiến văn hóa Bắc Nam. Đó là lý do chúng tôi dành phần 1 và phần 2 cho văn hóa XHCN và phần 3 cho cuộc nội chiến văn hóa.
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 2069)
Tác giả ghi trong phần « Tự Luận về Bản In tại hải ngoại » : « Ba mươi năm chiến tranh (1945-1975), một cuộc chiến mà người Việt hầu như đóng vai « được mướn » để đánh lẫn nhau, là ba mươi năm tàn phá triệt để như thể một cuộc đổi đời. Ba mươi năm chiến tranh đã qua. Hơn mười năm cuồng say chiến thắng kéo theo hận thù, tù đày, cũng đã qua. « Thua » hay « Thắng » thì cả hai đều tỉnh giấc trước điêu tàn của đất nước. Một thời kỳ đại loạn chưa từng thấy trong lịch sử của dân tộc Việt. Đại loan cho đời sống vật chất. Vô cùng quan trọng nữa là đại loạn cho nếp sống tinh thần, nền móng của tổ chức xã hội. Hậu quả là trước mắt chúng ta hình ảnh một xã hội bị phân hóa và băng hoại cực độ, khiến cho đại chúng không có được một niềm tin để sống, để hành động trong tinh thần hướng thượng với ý thức giúp vào phúc lợi lâu dài của dân tộc… »
04 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1148)
Những sách Giáo khoa do nhiều tác giả biên soạn theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa này được đồng bào tị nạn Việt Nam mang theo sau biến cố tan nhà nát cửa mất cả giang sơn 30 tháng 4 năm 1975 và tặng cho Thư Viện Việt Nam Little Saigon cất giữ. Ngoài số sá ch này, trang lovelittlesaigon.org của Thư Viện Việt Nam còn xử dụng các bản quét (scan) của Giáo sư HUỲNH CHIẾU ĐẲNG, chủ quán SÁCH VEN ĐƯỜNG và một số nguồn cùng mục tiêu khác. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận sách của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa để đưa lên website phổ biến và lưu giữ.
28 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1237)
“Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Đông Dương bị quân Nhật Bản tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt Nam bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu. Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nuớc nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nước nhà chóng được giải phóng…”

VIỆT EDEN LITTLE SAIGON: ĐỌC SÁCH NGHE NHẠC NHỚ SÀI GÒN

30 Tháng Chín 20239:34 CH(Xem: 4694)
  • Tác giả :

DOC SACH NGHE NHAC
VIỆT EDEN LOVELS LOGO 1

ĐỌC SÁCH - NGHE NHẠC NHỚ SÀI GÒN

Trong tác phẩm “Việt Eden Địa đàng hạ giới” (Ngọc Hà-Du Miên, ấn hành 2023) có nhắc đến giai đoạn cuối thập niên 1970 của thế kỷ trước: sự ra đời của ban nhạc Âu Cơ lúc bình minh Little Saigon. Hai tác giả đã “quá cẩn thận” nên đã “phớt qua” nhiều chi tiết khiến người đọc “chỉ đọc qua loa” sẽ không nhìn thấy toàn cảnh và nhất là những tấm lòng của đàn lưu dân Việt ngày ấy.

Là người thường lui tới ga-ra nhà anh Đông Duy những năm tháng ấy, tôi ghi lại một vài chi tiết mà hai tác giả cuốn sách muốn “lướt qua”, không đào sâu. Tôi mong rằng các bạn liên hệ đến giai đoạn này cùng tôi nhắc lại chút kỷ niệm ngọt ngào.

Chỉ mình anh Đông Duy có “chị” còn tất cả mười mấy người đều chưa có “nửa kia”. Anh Khang, anh ruột của nhạc sĩ Trần Quảng Nam bấy giờ mới chăm sóc đặc biệt cho chị Huyền mà thôi.

Trong sách “Việt Eden Địa đàng hạ giới” dành 5 trang từ 241 đến 245 để ghi nhận nhóm Âu Cơ lập ban nhạc và trình diễn sớm nhất (từ 1977). “Đại ca” là nhà báo Đông Duy, “Nhạc… ca” là Trần Quảng Nam vừa sáng tác, vừa chơi guitar; Trịnh Nam Sơn vừa sáng tác và tự hát nhạc mình, chơi Saxo là chính; Hào xếp ban nhạc, Dũng trống. Ngoài Trịnh Nam Sơn hát còn thêm Thanh Sơn và em là Thanh Lâm, phái nam và 4 “tiên nữ”: Huyền (ca sĩ Bích Huyền), Tuyết (ca sĩ Uyên Thy), Bắc, Trúc và những người anh đang cô đơn chăm phần chăm như nhà thơ Hiếu (lùn), Quang (đen) tức thi sĩ Linh Vũ, Vũ Tầm… Bậy (đúng ra là Vũ Tầm Hoan), Đặng Bá Đoàn, I-94 (Họa sư Y) và nhà thơ Du Miên.

Tôi còn nhớ vài bài thơ của Du Miên bấy giờ được Trần Quảng Nam phổ nhạc và Trịnh Nam Sơn cũng có khi dùng lời (ca từ) của Du Miên. Đáng chú ý nhất, và đó cũng là lý do khiến tôi phải viết những giòng này: Ca khúc “Ở lại” nhạc Trần Quảng Nam phổ thơ Du Miên.

Ngoài ca sĩ nhóm Âu Cơ, bài hát này đã được thu âm bởi Sĩ Phú, Khánh Hà, Thanh Hà và Tuấn Anh (cuối bài này, mời mọi người muốn nghe danh ca nào thì cứ “click” vào tên của họ là nghe được).

Lời thơ Du Miên như vầy (và Trần Quảng Nam chỉ “láy” vài chữ thôi):

“Người bỏ tôi đi ngàn đời chia biệt
Đây không còn người biết nói cùng ai
Ngọn đèn xưa không còn người đứng đợi
Cổng trường xưa không còn áo dài bay

“Người bỏ tôi đi mình tôi ở lại
Mây không còn trời đứng mãi chờ ai
Vườn cỏ xưa không còn người đón chờ
Đường nhỏ xưa không còn nắng vàng tươi
Người yêu ơi…

“Người bỏ tôi đi tóc bù tóc rối
Vai xuân thì bánh mật ngả màu đen
Tội cho tôi từ sáng chiều sớm tối
Hết rồi người đâu bóng dáng thân quen

“Người bỏ tôi đi mình tôi ở lại
Đây không còn người, biết hát cùng ai
Một dòng thư đi, một dòng lệ dài
Chờ người hay không còn có mình tôi
Người yêu ơi ...

“Biết hẹn cùng ai cho tôi còn chờ
Biết thề cùng ai cho tôi còn đợi
Thành phố đổi tên nhắc người còn nợ
Cuối cuộc đời xin cho được gần nhau”


SĨ PHÚ
OLAI SI PHU

https://www.youtube.com/watch?v=t6zeU1MlyLc

KHÁNH HÀ
OLAI KHANH HA

https://www.youtube.com/watch?v=Uvi2tzApA20



TUẤN ANH
O LAI TUAN ANH

https://www.youtube.com/watch?v=SRG_-lGo93E



THANH HÀ
O LAI THANH HA

https://www.youtube.com/watch?v=3wMcEyyblo8

 

Tâm-trạng-bảy-lăm của biết bao nhiêu người. Nhưng tôi nhấn mạnh, in đậm câu Thành phố đổi tên nhắc người còn nợ” để nói về Việt Eden Địa đàng hạ giới của hai tác giả Ngọc Hà và Du Miên.

Nhắc tới đây hẳn nhiều bạn (đã đọc tác phẩm này) thấy ngay món “nợ” với Sài Gòn, thủ đô của nước Nam ta. Thành phố đổi tên, nhắc người còn nợ!

Vài danh ca e ngại “em đổi ca từ câu này nghen! em sợ ở bển làm khó dễ em!” và làm thiệt, chỉnh đổi để khỏi “mất lòng ở bển”!

Thế là 3/1. Tôi yêu Thanh Hà. Cô đi sau, qua trại đảo, nước mắt không còn. Đặt chân tới xứ Cờ Hoa kéo dài những tháng ngày vô vọng. Chỉ khi nghe lời người chị kết nghĩa về "Việt Eden Địa đàng hạ giới" Little Saigon, cô gái hai dòng máu mới bắt đầu thấy được bình an. Và cũng như bao con chim được tự do tung cánh, ngứa cổ cất tiếng hát vang.

Nghe đi nghe lại lời thơ phổ nhạc, đọc tới đọc lui những chữ trải lòng của tác giả, cảm thông vì sao phải viết dưới những từ ngữ rỗng, nhẹ tênh. Để, có người toàn tâm đón nhận, phà hơi Oh! chúng ta đã trọn được ước thề! Anh chỉ nói với em. Em chỉ nói với anh. Vâng, chúng ta đã gầy dựng được Địa đàng hạ giới Little Saigon cho đàn lưu dân Việt! 

Du Miên làm bài thơ này năm 1977 tại Santa Ana, trong nhà Đông Duy và Trần Quảng Nam cầm đờn gảy nhịp hát ù ơ rồi cầm bút ghi nốt, thành bài! Buồn. Đương nhiên nhưng chẳng có gì phải “sợ ở bển” cả.

Khi nối kết khúc “Thành phố đổi tên, nhắc người còn nợ” tới các trang 71, 72, 73, 74… của Chương I (Sách đã dẫn), thấy có đoạn (trích):

“…Khi nhìn thấy bản đồ đăng trên tuần báo Sài Gòn, ký giả Rosa Kwong phỏng vấn tác giả bản đồ (là chủ bút tuần báo Sài Gòn):

“- Tại sao gọi là phố mới, phố Sài Gòn?

“- Ở quê nhà Việt Nam, Cộng Sản đổi tên thủ đô Sài Gòn của chúng tôi rồi. Chúng tôi lập khu phố nhỏ, phố mới gọi là phố Sài Gòn. Sài Gòn thủ đô nước tôi lớn và hoa lệ, là “Hòn ngọc Viễn Đông”… Còn ở Westminster đây, bất quá, chúng tôi gom nhau lại thành 1 khu phố nhỏ, một góc chút xíu của Sài Gòn hoa lệ ngày xưa…

 

“Cô Ký giả gốc Hồng Kông lặng yên một lúc khi thấy Chủ bút báo Sài Gòn rơm rớm nước mắt khi nhắc đến Sài Gòn. Cô gật đầu chào mọi người. Vài ngày sau, trong bài tường thuật ngày 1 tháng 2, 1981 cô gọi khu phố bé tí, phố Sài Gòn của tuần báo Sài Gòn nói trên là “Little bit of Saigon”. Sau này người ta lượt bỏ bớt 2 chữ “bit of”, còn lại “Little Saigon”.

 

“Danh xưng Little Saigon có từ đó, ngày 1 tháng 2 năm 1981.


(Hết trích)

Đọc đi đọc lại nội dung bài thơ người con gái nhớ người yêu (đã di tản tị nạn 1975), khi Saigon đổi tên, cô hóng tin trong nỗi niềm tuyệt vọng nhưng dịu dàng “nhắc người còn nợ”

Vâng, tôi biết Du Miên và hàng trăm ngàn người Việt di tản 1975 nhớ mãi món nợ đó: Chưa đòi lại được thì tạo dựng khu phố Little Saigon.

Không phải Du Miên tạo dựng Little Saigon mà người di tản (buồn) 1975 đã khởi dựng Little Saigon!

Và,

Tôi bỗng dung nhớ Khánh Ly hát “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên” của Nguyễn Đình Toàn:

Sài Gòn ơi
Ta mất người, như người đã mất tên
Như dòng sông nước quẩn quanh buồn
Như người đi cách mặt xa lòng
Ta nhủ thầm, "Em có nhớ không?"

Sài Gòn ơi
Đâu những ngày khi thành phố xôn xao
Trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
Sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
Nay còn gì đâu

Ai ra đi nhớ hàng me già
Thu công viên, hoa vàng, tượng đá
Thôi hết rồi, mộng ước xa xôi
Theo dòng đời trôi

Sài Gòn ơi
Đâu những ngày mưa mùa khoác áo đi
Tay cầm tay nói nhỏ câu gì
Đâu quầy hoa, quán nhạc đêm về
Đâu rộn ràng giọng hát Khánh Ly

Sài Gòn ơi
Thôi hết rồi, những ngày hát bên nhau
Đâu Phạm Duy với tình ca sầu
Mắt lệ rơi khóc thuở ban đầu
Còn gì đâu

Ai ra đi nhớ hàng me già
Thu công viên, hoa vàng, tượng đá
Ta tiếc thời âu yếm xa xưa
Nay còn gì đâu

Sài Gòn ơi
Ta mất người, như người đã mất tên
Như hàng cây lá đỏ trông tìm
Mặt trời soi dáng nhỏ dịu hiền
Đang ngậm ngùi trên môi lắng im

Sài Gòn ơi
Ta mất người, như người đã mất tên
Như mộ bia, đá lạnh, hương nguyền
Như trời xa đã bỏ đất liền
Còn gì đâu…

 

Chợt nhớ Khánh Ly hát nhạc Nguyễn Đình Toàn làm chi để phải tìm CD này để các bạn cùng nghe (mới phê).
SAIGON NDTOAN

https://www.youtube.com/watch?v=oFwXn6XemxQ


Nếu ai chưa đọc “Việt Eden Địa đàng hạ giới”, chưa nghe 4 danh ca Sĩ Phú, Khánh Hà, Tuấn Anh, Thanh Hà hát “Ở lại” thơ Du Miên nhạc Trần Quảng Nam và Khánh Ly hát “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên” của Nguyễn Đình Toàn thì sẽ không thấy thấm những dòng lệ nửa thế kỷ vẫn lăn dài trên má “người di tản buồn” (biết chừng đâu có bạn lại tìm nhạc khúc này của Nam Lộc qua giọng ca của chính tác giả hay Khánh Ly!)
NAMLOCDITANBUON

https://www.youtube.com/watch?v=-1Ev1yBJnnA


https://www.youtube.com/watch?v=3MGC6aebg8s

Biết đâu đấy!

LLQ

(tháng 9 năm 2023)

GHI THÊM:

Tôi có nói chuyện với Du Miên và biểu ổng chỉ cách ọt-đơ sách. Ổng nói dễ ợt, vô đây bấm 1 cái rồi theo đó điền điền đít-cạc rồi sách sẽ gởi về ngay:

https://www.lulu.com/shop/mien-du/viet-eden-dia-dang-ha-gioi/paperback/product-q66jney.html?q=viet+eden+dia+dang+ha+gioi&page=1&pageSize=4

Ổng còn nói thêm tiền bán sách sẽ sung vào quỹ sinh hoạt Thư Viện tồn tại 24 năm qua…

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Những ngày cuối tháng 5 của 43 năm trước, là mùa sách nạn của dân chúng miền Nam. Cộng sản vừa cướp được Sài Gòn đã vội ra lệnh tịch thu tất cả sách báo miền Nam mà họ gọi là “văn hóa đồi trụy và phản động”. Họ huy động từng đoàn thanh niên học sinh, mang xe ba gác đi từng nhà lục soát sách mang đi đốt giữa những bộ mặt hốt hoảng, bất lực pha lẫn ngậm ngùi của chúng ta.... Hầu như toàn thể nhân loại văn minh coi việc đốt sách vở là một hành động man rợ. Vậy mà cuộc phần thư ác ôn này được cả hệ thống tuyên truyền của nhà nước nhảy xổ vào đánh phèng la cổ võ.... Đoàn diễn hành kéo dài có đến hàng cây số đường, tất cả mọi người đều có một tấm biểu ngữ trên tay. Ngay sau cuộc tuần hành trên đường phố của hàng chục ngàn thanh niên vệ binh, đồng bào và các tiệm sách đã đem nộp cho đội Quận 7 một số lượng sách báo đồi trụy phản động, tất cả là mười ba xe ba gác. Ngoài ra các hàng sách bày bán trên hai lề đường Lê Lợi, Công Lý cũng tự nguyện dọn sạch và đem nộp...
Đã có lần nào bạn đặt chân lên đất Sài Gòn? Đối với dân Nam Kỳ Lục Tỉnh, Sài Gòn luôn luôn là một địa danh được ghi nhớ, được nhắc nhở đời đời. Người Tây phương gọi Sài Gòn là “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Người dân quê miền Nam, cho dù là ở miền Đông đất đỏ hay miền Tây nước mặn nước phèn, đều coi Sài Gòn là một chốn phồn hoa đô hội, với đèn màu “ngọn xanh ngọn đỏ”. Về phương diện lịch sử, hồi thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Sài Gòn đã từng được Lễ Tài Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (sử sách chép là Nguyễn Hữu Kính để tránh trùng tên với Đông Cung Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh, con của Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long) chọn làm nơi đóng tổng hành dinh khi ông lãnh quân bảo hộ Cao Miên và bảo vệ những người dân Việt di dân sinh sống tại miền Nam.
Ngày nay, khoa học kỹ thuật và tinh thần duy lý phát triển mạnh mẽ, nhưng nhu cầu tìm hiểu và chứng nghiệm về linh hồn không hề giảm đi, vẫn tiếp tục được các nhà nghiên cứu chú tâm tìm hiểu với những phương tiện khoa học tối tân nhất. Linh hồn thực sự bí ẩn và vẫn luôn là một trong những vấn đề bí ẩn nhất của thế giới vật chất tương đối của loài người. Từ bao năm nay, linh hồn được tin là hiện hữu theo trường phái triết học duy tâm. Linh hồn, thuộc thế giới phi vật chất siêu hình, là đối tượng nghiên cứu của niềm tin tôn giáo hoặc một sự xác tín triết học, nhưng với triết học duy vật thì tất cả tư duy của chúng ta chẳng qua là kết quả của các phản ứng sinh lý hóa trong bộ não vật chất và không thoát khỏi số phận là đối tượng khảo sát của khoa học.
Nhìn lớp bụi vươn trên hàng tủ dọc cửa ra vào thư viện, độc giả có thể "đoán" ra tuổi của những chiếc tủ tự đóng này. Tủ "già" nhưng có nhiều đồ quý còn già hơn nhiều. Đặc biệt là các tủ đựng sách báo cũ, trước 1975 của Việt Nam Cộng Hòa, một vài cuốn vào thời Pháp thuộc. Kệ sách cũng do các thiện nguyện viên (đa số là Hướng Đạo Sinh) đóng tặng. Ở một góc trên cao là bảng hiệu "Thư Viện Việt Nam", là "tác phẩm" bằng tay của Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng thực hiện qua nghệ thuật xử dụng dây dừa (ngón nghề của Hướng Đạo Sinh)... Thư viện của chúng ta quá là dễ thương...
Tên nước ta một thời là “Xích Quỷ”, có người phịa nghĩa là “quỷ đỏ” (cho hợp với quỷ đỏ cộng sản đang cai trị nước ta?); cũng có người bịa ra cho rằng vua nhà Thanh bên Tàu “ban” cho tên nước ta là “Việt Nam” (trong khi bọn Tàu của chúng chưa từng có quốc hiệu mãi cho đến năm 1911, cách mạng Tân Hợi thành công thì nước Tàu mới có tên nước là Trung Hoa Dân Quốc). Nhà văn, nhà giáo Trần Lam Giang cho chúng ta biết rõ ý nghĩa của quốc hiệu mà tổ tiên chúng ta chọn.
Bài này được trích từ cuốn Kỷ Yếu Thư Viện Việt Nam năm 2000 (một năm sau ngày thành lập). Bị đòn, bị học 1 bài học để đời, nhưng với tuổi trẻ háo thắng, tôi không bao giờ tin rằng “càng học càng ngu”. Tin làm sao được khi con đường học vấn cứ thẳng tắp, lấy hết văn bằng này tới văn bằng kia và ra trường với 1 nghề vững chắc, trong khi mặt còn non choẹt, còn búng ra sữa, phải xin phép cha để râu mép, cho được gìa dặn thêm 1 chút (phải xin phép để râu vì cha tôi quan niệm rằng: “Cha chưa chết, con không được để râu”). Cho đến khi lăn lộn ngoài đời, tôi mới biết rằng có rất nhiều điều mà sách vở và học đường không hề dạy. Học đường học chợ, học trên báo chí, nghe lóm những bậc trưởng thượng, thấy rằng kiến thức của mình “thiên bất đáo, địa bất chí”, càng học càng thấy ngu...
Người Việt từ thế kỷ thứ 19 trở về trước thường tin rằng bệnh tật là do giới “vô hình” hoặc “siêu hình” gây ra. Người ta tin rằng bệnh tật sinh ra vì chạm vía, tà ma yêu quái, thần thánh quở phạt, gặp năm sung tháng hạn, động chạm mồ mả, không đúng phong thủy, bị trù ếm, bị bỏ bùa, v.v... Cũng vì nghĩ như thế cho nên các cách chữa bệnh tùy theo trường hợp mà người ta tìm cách trấn áp. Ví dụ trẻ sơ sinh có người dữ vía tới thăm mà khóc không ngừng, người nhà phải đốt vía, dùng lá nón mê hoặc cây chổi cũ vừa đốt vừa đọc câu chú đuổi vía dữ. Người mẹ mới sinh con mà bị băng huyết cũng cho là vì gặp vía dữ. Trường hợp hay thấy là dùng tàn hương nước thải cho người bệnh uống. Những người bị bệnh đi nhờ các ông đồng bà cốt cầu xin thần linh cấp bùa để đeo hoặc cho bùa để người bệnh đốt hòa với nước thải rồi uống. Nếu cho rằng bệnh vì tà ma yêu quái thì người mình lo sửa lễ cúng vàng mã, hương hoa, xôi rượu, hoặc mời thầy trừ tà ma trị quỷ…
Thư Viện Việt Nam đã có dịp giới thiệu đến quý vị nhiều bài biên khảo về lịch sử, văn hóa nhưng lần này, chúng tôi hân hạnh giới thiệu bài biên khảo công phu của tác giả NgôThị Quý Linh về một đề tài hiếm khi được khảo luận kỹ lưỡng và sâu sắc: “Sự quan trọng của Luân Lý trong đời sống xã hội”. Bài viết dài 108 trang với những trích dẫn tư tưởng của các bậc hiền triết Đông Tây kim cổ trên thế giới và của nhiều danh sĩ đất Việt theo thứ tự thời gian. Bài còn có những hình ảnh sinh hoạt hiếm quý của người Việt thời đầu thế kỷ thứ 20, những hình ảnh thân thương của nền giáo dục nhân bản thời thập niên 1950-1970…. Hơn bao giờ hết, vào thời buổi này, dù ở xứ sở nào, xã hội nào chăng nữa, Luân Lý trong đời sống xã hội là một vấn nạn lớn rất cần phải quan tâm. Xin mời quý vị từ tốn cùng lật từng trang đọc…
Hân hạnh giới thiệu Biên khảo “Tên Họ Hai Bà Trưng” của tác giả Đỗ Hoàng Ý. “… Thật đáng quan tâm là đến nay đã gần hai ngàn năm sau thời Hai Bà Trưng, chúng ta vẫn chưa biết được chắc chắn điều nào thực, điều nào hư trong số những điều được ghi chép trong các thần tích, ngọc phả, trong các sử sách xưa về những cuộc khởi nghĩa oai hùng đó. Ngay cả tên họ của Hai Bà đến nay hậu sinh chúng ta vẫn không biết người Việt cổ phát âm như thế nào? Họ của Hai Bà là Lạc, là Trưng, hay là không có họ?... Quý bạn có thể tìm đọc thêm “Khảo Luận Về Cổ Thư Tàu”...
1- Đầu tiên là đại học Cambridge, Hoa Kỳ, vào năm 1986, ghi thuật chi tiết việc kiến trúc Tử Cấm Thành vào thời Minh Thành Tổ, do kiến trúc sư Nguyễn An, người Việt Nam đảm trách. 2- Tháng 9 năm 2008, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam tại Little Saigon, California, cho xuất bản tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông của tác giả Du Miên. Đề tài người Việt Nam vẽ kiểu và xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chiếm ¼ nội dung tác phẩm. 3-Tháng 11 năm 2008, đài truyền hình ZDF Dokukanal (Germany) thực hiện bộ phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh : Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa, một lần nữa làm sáng tỏ thêm về tác giả công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới này : Nguyễn An, một tù binh Việt Nam. Bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện; được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam, mà người Tàu "Cầm Nhầm" hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới phanh phui...
VHV FOUNDATION - THƯ VIỆN VIỆT NAM
VIETNAMESE CULTURAL CENTER

10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843
E-mail: info@lovelittlesaigon.org