BÀI MỚI NHẤT
09 Tháng Tư 2025(Xem: 187)
Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại buổi Lễ Mừng Thư Viện Viêt Nam 26 Tuổi cùng Giới Thiệu Sách Lich Sử Little Saigon “Little Saigon Chronicles” được tổ chức vào trưa Chủ Nhật ngày 30 tháng 3 năm 2025 tại Phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave, Suite 214-215, thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.
09 Tháng Tư 2025(Xem: 325)
Vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhựt 30 tháng 3 năm 2025, khu thương mại Saigon Square ngay góc đường Westminster và Euclid chộn rộn hẳn lên. Nhiều quan khách và đồng bào đã tụ về để tham dự buổi tiếp tân mừng Thư Viện Việt Nam (The Vietnam Library of Little Saigon) 26 năm, đồng thời cũng là dịp để giới thiệu tác phẩm bằng Anh ngữ: Little Saigon Chronicles của 2 tác giả Ngọc Hà và Du Miên. Đây là Video của NGƯỜI VIỆT CALI TV phổ biến trên Youtube. Kính mời quý bạn theo dõi.
09 Tháng Tư 2025(Xem: 251)
Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại hình ảnh 2 nhân vật tiên phong trong việc xây dựng nên Little Saigon tại miền Nam California là ông Tám Được Gara Thiên Tạo và ông CNN Nguyễn Ngoc Chấn nhân dịp hai vị đến tham dự buổi Mừng Thư Viện Viêt Nam 26 Tuổi cùng Giới Thiệu Sách Lich Sử Little Saigon “Little Saigon Chronicles” được tổ chức vào trưa Chủ Nhật ngày 30 tháng 3 năm 2025 tại Phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave, Suite 214-215, thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ...
08 Tháng Tư 2025(Xem: 549)
Nhận được thiệp mời và điện thoại từ Ký Giả Du Miên thì Khánh Lan không thể vì một lý do gì mà không đến chung vui với tất cả các vị huynh trưởng đã có công trong việc thành lập thư viện Việt Nam đầu tiên tại quận Orange, California, tọa lạc trong khu vực của Little Sài Gòn. Mặc dù hôm ấy có đến 3 tổ chức trong cùng ngày, cùng giờ, thế mà khánh phòng của thư viện đã đón tiếp rất đông quan khách đến tham dự. Đó là một điều rất vui.Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian cũng có mặt gồm: Phạm Gia Đại, Trần Mạnh Chi, Lưu Mạn Bổng & Khánh Lan, Giáo Sư Dương Ngọc Sum. Truyền thông báo chí gồm, các ký giả: Thanh Phong, Văn Lan, Thanh Huy, đài VNA, SBTN, LITTLE SAIGON TV....
08 Tháng Tư 2025(Xem: 502)
Dân Biểu Liên Bang Derek Trần (Địa Hạt 45) cũng có mặt tại buổi kỷ niệm và trao tặng Thư Viện Việt Nam một bằng tưởng lục để vinh danh nơi lưu giữ cho cộng đồng Việt những tài liệu lịch sử quý giá. Thị Trưởng Chí Charlie Nguyễn và Nghị Viên Mark Nguyễn của Westminster cũng trao một bằng tưởng lục cho Thư Viện Việt Nam. Nghị Viên Cindy Ngọc Trần của Garden Grove, cũng là một cô giáo, trao bằng khen, cám ơn ký giả Du Miên và cô Ngọc Hà và nhiều người đã góp công sức để có nơi cho giới trẻ học hỏi thêm về văn hóa lịch sử Việt Nam...
08 Tháng Tư 2025(Xem: 525)
Thư Viện Việt Nam (tọa lạc số 10872 Westminster Ave Suites # 214 & 215) do nhà báo Du Miên Giám Đốc điều hành, cùng Ông Bà BS. Võ Trọng Di một trong năm người đứng ra thành lập thư viện trong đó có: Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Nhà Văn Nguyễn Đức Lập, Giáo Sư Trần Lam Giang (3 người nầy đã qua đời), đã tổ chức buổi tiếp tân kỷ niệm 26 năm thành lập vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 3 năm 2025 tại phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, với hơn 200 nhân sĩ, trí thức, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng, các cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu tham dự. Nhân dịp nầy Nhà Báo Du Miên và Ngọc Hà cũng phát hành tác phẩm Anh ngữ “Little Saigon Chronicles.”
08 Tháng Tư 2025(Xem: 481)
Trải qua 26 năm, Thư Viện Việt Nam đã được đồng bào ở khắp nơi tặng sách, báo và các vật quý liên quan đến văn hóa Việt Nam cho Thư Viện gìn giữ và trưng bày. Hiện tại Thư Viện có 50 ngàn đầu sách để mọi người có thể đến đọc sách, tra cứu tại chỗ miễn phí, nhất là cho các sinh viên, học sinh muốn tìm tài liệu về quê hương Việt Nam. Ngoài sách, báo, tạp chí có những cuốn sách xuất bản cách nay gần trăm năm và nay khó có thể tìm được quyển thứ 2. Ngoài ra, một lượng lớn các bảo vật như tranh ảnh mỹ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ, tiền cổ, tem thư, các vật dụng các cụ ngày xưa hay dùng như bình vôi, điếu bát, chén, đĩa v.v… kể ra không hết. Hiện nay Thư Viện có Đốc sự Bùi Đắc Danh làm Quản Thủ, ký giả Ngọc Hà (phu nhân nhà báo Du Miên) đặc trách Phòng Hội Trung Tâm Văn Hóa, Thư Viện có Khu Bảo Vật, có Phòng Họp với 200 chỗ ngồi...
01 Tháng Tư 2025(Xem: 516)
Vào lúc 11 giớ sáng Chủ nhựt 30 tháng 3 năm 2025 phòng sinh hoạt của Thư Viện Việt Nam góc đường Westminster và Euclid đã không còn chỗ trống. Trên 250 quan khách và đồng hương đã đến đây - như thông lệ hàng năm - để nhận 1 cuốn sách bằng tiếng Anh có nội dung độc đáo: Viết về lịch sử hình thành Little Saigon. Cuốn sách dày 310 trang, ghi lại diễn tiến từ 1975 đến 2024 tất cả những sinh hoạt liên quan đến sự hình thành của Little Saigon. Tác giả là 2 nhà báo sống tại Little Saigon ngay từ lúc khởi đầu, đã sưu tập tài liệu và nhất là hình ảnh để đưa vào tác phẩm. Trong buổi ra mắt sách, tác giả công phu mời các nhân vật làm business hay sinh hoạt tại Little Saigon từ lúc khởi đầu đền trực tiếp nói chuyện với quan khách...
25 Tháng Ba 2025(Xem: 497)
Nạn đói năm Ất Dậu 1945 để lại những nỗi đau đớn tột độ cho những người sống sót và ấn tượng kinh hoàng cho những người đã chứng kiến. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại xảy ra một biến cố thảm thương như thế.Hoàn cảnh và những nguyên nhân nào đã đưa đến nạn đói năm Ất Dậu? Mời độc giả tìm đọc trong bài viết này với nhiều chi tiết gây xúc động mạnh mặc dù sự việc đã xảy ra 80 năm trước đây.
12 Tháng Giêng 2025(Xem: 1594)
In the final days of May, 1975, it was a time of book persecution for the people of South Vietnam. As soon as the Communists seized Saigon, they hastily ordered the confiscation of all South Vietnamese books and newspapers, which they labeled as "decadent and reactionary culture."

TƯỚNG KỲ & KÝ GIẢ TÔ VĂN DI TẢN 1975 CÙNG MÁY ĐÁNH CHỮ CÓ DẤU VIỆT NAM

15 Tháng Mười 202310:19 CH(Xem: 5478)
maychu 1

TƯỚNG KỲ VÀ KÝ GIẢ TÔ VĂN DI TẢN 1975
CÙNG MÁY ĐÁNH CHỮ CÓ DẤU VIỆT

Ông ĐÀO NGUYÊN HUÂN tặng


LỜI THƯA:
Hổm rày tui có nhắc đi nhắc lại nào là “Thầy Hương”, “Hương Giáo”, “Thầy Hương Lập” là nhơn vật trong nhóm sáng lập Thơ Dziện mình. Ảnh là nhà văn Nguyễn Đức Lập. Là Luật sư ở Sài Gòn, sau 1975 bỏ vô rừng làm rẫy và bước xuống ghe vượt biên tìm tự do (1980), từ đó bỏ luật sư, nối nghiệp viết từ thân mẫu. Là Hướng đạo sinh (tên rừng Sóc Vui Vẻ). Là một trong số ít nhà văn hải ngoại viết khỏe, xuất bản nhiều tác phẩm giá trị. Năm 1999 cùng với Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, Nha sĩ Võ Trọng Di, Ký giả Trần Lam Giang, Nhà báo Du Miên khởi xướng Thư Viện Việt Nam Little Saigon. Dấu ấn của anh còn nhiều từng góc, từng chỗ trong Thơ Dziện. Với tui, ảnh là tự điển kiến thức (được bà ngoại ảnh truyền dạy ngay từ lúc còn nhỏ). Ảnh có nhiều học trò, chính thức hoặc hàm thụ. Tại Thơ Dziện có Nguyễn Văn Phúc (trò Lê Văn Cui), từ khi anh Lập ngao du thiên đình, em Phúc vẫn hì hục đánh máy, layout các tác phẩm mà anh Lập viết rồi chưa kịp xuất bản. Em Phúc in rồi phát không, bạn bè ai góp đồng nào thì dùng để trả tiền in. Trong số 5 anh sáng lập Thơ Dziện, trừ nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng còn lại 4 anh kia đều từng làm báo từ Việt Nam ra đến hải ngoại.
maychu 4
maychu 2

Kỳ này tui nhắc tới câu chuyện vài cái bàn máy đánh chữ có dấu tiếng Việt “di tản” theo chân người tị nạn 1975 và tặng cho Thơ Dziện (mà tui nghe anh Lập, anh Du Miên kể lại). Hình ảnh kèm bài này là chiếc máy do Ông ĐÀO NGUYÊN HUÂN tặng ngày 18 tháng 12 năm 2008 (còn mới toanh, trông mát cái con mắt quá chừng!).

Theo thầy Hương Giáo Nguyễn Đức Lập và anh Du Miên kể thì, trước khi nhóm sáng lập truyền “hịch thu gom” sách và đồ quý lập Thơ Dziện, một hôm Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ gọi Du Miên bảo ghé nhà nhận bàn máy đánh chữ. Hỏi thêm thì được biết bàn máy đánh chữ có dấu Việt Nam. “Tôi cho cậu vì cậu còn làm báo.” Bàn máy này theo chân Thiếu tướng Kỳ tị nạn 1975. Ông vẫn giữ trong nhà tuy rằng chưa bao giờ dùng đến. Khi nhà thơ Hoàng Anh Tuấn thấy chiếc máy đánh chữ này, ngỏ ý muốn “mượn” để đánh bài vì anh quen viết bài bằng máy đánh chữ.

Anh Lập còn nói: “Bấy giờ vợ chồng Du Miên- Ngọc Hà xuất bản tờ Trường Sơn, anh Hoàng Anh Tuấn ngày nào cũng có mặt tại tòa soạn và dùng bàn máy chữ này để làm thơ hay viết bài (đầu thập niên 1980). Lúc bấy giờ (anh Lập giữ vai trò Tổng thơ ký Tòa soạn), ngoài Hoàng Anh Tuấn còn có Lê Tử Hùng (tác giả Cái chết Đỗ Thọ, tùy viên Tổng Thống Ngô Đình Diệm; 4 Tướng Đà Lạt…), Đinh Hiển (Họa sĩ Hĩm), Đông Duy, Nghi Thụy, Nguyễn Tất Nhiên… Tòa soạn gồm cả tá “cổ thụ trong làng báo Việt Nam xưa”.

Vì cái bàn máy đánh chữ này là quà kỷ niệm với Tướng Kỳ nên ông Du Miên khi nào rời tòa soạn cũng mang ra xe. Hai ông Hoàng Anh Tuấn và Du Miên có “nợ” nhau từ thuở ở Sài Gòn (trong khi bà Ngọc Hà lại là bạn thân với cô Thắm, con gái đầu lòng của nhà thơ Hoàng Anh Tuấn) nên ông Du Miên có lúc cho ông Hoàng Anh Tuấn đem máy đánh chữ ấy về nhà.

Tuy ông Du Miên không dám cự nự hay cự tuyệt và dù đã được đem máy đánh chữ về nhà đêm đêm, ông Hoàng Anh Tuấn vẫn cà khịa: “Nếu có mệnh hệ nào (tức là chẳng may cái bàn máy này mất), cùng lắm anh sẽ nói với Thiếu tướng Kỳ là xong chuyện!” Khi ông Du Miên “mười chết một sống” (1984), Thiếu tướng Kỳ vào bệnh viện UCI thăm và tặng 1 cái hộp quẹt Zippo có khắc tên ai đó tặng cho ông và nói “Mai mốt đốt thuốc nhớ tôi!” Còn lời chúc mau bình phục nào bằng! Trước khi nhà thơ Hoàng Anh Tuấn dời lên San Jose, Du Miên đã trao cho ông chiếc zippo này “Chắc ổng (Thiếu tướng Kỳ) sẽ ok vì anh là bạn của ổng và em thì bị bác sĩ cấm phì phèo rồi!”

Nhắc tơi cái zippo chợt nhớ tới anh Trầm Tử Thiêng, khi đi rất xa bỏ lại anh em, một người em ái mộ anh: Thu Chè Cali trao tận tay Du Miên 1 cái zippo và dặn “bỏ vào ngôi nhà mới của ảnh, Thu mua mới toanh chuẩn bị tặng ảnh, hổng ngờ ảnh đi sớm quá!”
maychu 3

Một ngày khác, vẫn theo lời kể của anh Lập, trong lúc sinh nhật tại tư gia đông đảo anh em, ông Hoàng Anh Tuấn cầm tờ giấy đọc bài thơ mới làm (đánh bằng bàn máy chữ có dấu tiếng Việt) cho anh em nghe. Ông Mai Thảo gật gù trong khi Du Miên cà khịa: “Anh (Hoàng Anh Tuấn) hay múa bút trên tà áo dài của các mỹ nữ, nhiều người sau mấy mươi năm vẫn còn giữ chiếc áo dài… Em chứng kiến ít nhứt bốn năm bà là bạn của em… Anh viết chữ bay bướm đẹp hơn đánh máy chữ nhiều…”

Ý là, muốn “đòi lại” bàn máy đánh chữ?

Anh Lập còn nói ông Du Miên muốn “giữ” báu vật cái bàn máy chữ vì sợ đàn anh nổi máu nghệ sĩ làm mất kỷ vật. Nhưng ông Hoàng Anh Tuấn không hề để tâm.

Nghe đâu hồi dời lên San Jose xây tổ uyên ương với một nàng thơ nào đó, cái bàn máy đánh chữ của Thiếu tướng Kỳ tặng ông Du Miên biến mất.
maychu 5

Thương quý ông anh thi sĩ, Du Miên không hề nhắc với ai. Sau này khi có dịp hỏi người thân thì biết rằng cái bàn máy đánh chữ ấy “không đi lên San Jose”.

Theo lời ông Du Miên, bàn máy đánh chữ di tản, tị nạn còn 1 cái nữa do lão tướng Tô Văn (Trần Đức Lai) mang xuống tàu, qua tới Pendleton, luôn luôn như bóng với hình. Hồi ở camp Pendleton ký giả kỳ cựu từ Bắc vô Nam, có gặp Thiếu tướng Kỳ và đêm ấy ông Tô Văn phiên âm chữ “Pendleton” là “Bình Đăng Sơn”. Sau khi Đệ nhất Ký giả của làng báo Việt Nam Tô Văn từ trần, hy vọng bà quả phụ Tô Văn tức bà Đức Lợi (đại lý Xổ Số lớn nhứt Sài Gòn) và Hào Bùi (Bùi thiếu gia – Ký giả Tô Văn tên thiệt là Bùi Bá Nhân, sanh năm 1913 tại Bắc Việt) còn giữ chiếc máy đánh chữ này.

Khi SiteAdmin giao tui ghi ghi chép chép đồ quý, tui cầu cứu anh Du Miên và quý anh Bùi Đắc Danh (quản thủ) và chì Huỳnh Ngọc Ánh (thiện nguyện viên lâu đời nhứt). Khi nào tôi muốn nhắc tới món nào thì hai vị này cho tui mượn chìa khóa (cả trăm chìa!) và tự… mò cho tới khi trúng chìa mới mở được tủ ra lấy “đồ quý” chụp hình và trầm ngâm hồi ức…

Chiếc máy chữ còn lại ở Thơ Dziện, như đã nói ở trên, do ông Đào Nguyên Huân cho năm 2008 cón mới toanh.

Chiêc máy chữ, theo anh Du Miên nhớ lại, lúc ở Sài Gòn giúp giới sinh hoạt viết văn, làm báo nhiều nhất. Nó là cái cổ máy kiếm ra tiền cho báo giới, văn sĩ. Hồi Chuẩn tướng Đỗ Kiến Nhiễu làm Đô trưởng Sài Gòn, ông ưu ái với các nhà báo: mỗi sáng Thứ Ba ông mời ký giả ăn sáng chung, bên ly cà phê, ông và anh chị em ký giả tâm sự. Ông cho lập ra “Nghiệp Đoàn Ký giả Nhân Dân Tự Vệ”, cấp thẻ đàng hoàng, được biệt đãi, nhất là “đi trong giờ giới nghiêm”. Thẻ Ký giả Nhân dân Tự Vệ có chữ ký Đô trưởng Đỗ Kiến Nhiễu “oai hơn” giấy đi trong giờ giới nghiêm của các cơ quan khác không phải vì Tòa Đô Chánh oai hơn Bộ Quốc Phòng hoặc Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị  hay Bộ Tổng Tham Mưu nhưng vì lực lượng chận xét ban đêm trong giờ giới nghiêm 11 quận Đô Thành là… Nhân Dân Tự Vệ!

dokiennhieu

Một lần Chuẩn tướng Đỗ Kiến Nhiễu từ San Francisco xuống Little Saigon, ngồi ở quán Croissant Doré của anh Giàu (một Giám đốc Tòa đô chánh Saigon), gọi Du Miên đến gặp. Du Miên kể cho ông nghe và nói lời cảm ơn thiệt lòng “Em có tới 40 vái vé di tản từ Mỹ cho tới Quân đội và Chính phủ nhưng cà-rịch cà-tang lưu luyến tới túi 29, cùng với anh Trọng Viễn, mới rời Maxim’s chạy lòng dòng vừa mua một số ít mì gói (gia đình Trắng Đen đã có tàu riêng để ra đi), vừa xem tình hình. Khi đến các nút chặn, anh Trọng Viễn và Du Miên đưa các giấy đi trong giờ giới nghiêm “cấp quốc gia” vài ba cái, mấy anh em Nhân Dân Tự Vệ cười cười và không mở dây kẽm gai. Anh Du Miên nhắc “Mình có thẻ của Chuẩn tướng Nhiễu”. Và y như rằng, thấy cái thẻ này, anh em Nhân Dân Tự Vệ cười toe “phe ta” đi thoải mái. Và nhờ thế mà thoát!”

Chuyện Tòa Đô Chánh ưu ái giới báo chí, Đô trưởng cho lập 1 phòng trang bị năm bảy bàn máy đánh chữ để ký giả dùng viết tin. Xếp Nghiệp Đoàn Ký Giả Nhân Dân Tự Vệ là Ký giả Trần Minh Ý có chìa khóa, thường thì 10 giờ sáng anh tới, mở cửa, anh em được ăn uống café không tốn tiền ở Câu lạc bộ, tạt qua viết tin về nộp cho tòa soạn. Giấy viết tin mỏng dính, giấy felure, lót carbon tới 4 năm tờ. Dùng bàn máy chữ 1 người viết tin, chia cho bốn năm anh em. Tin Đô thành thuộc loại tin trang trong nên báo này giúng báo kia không ai để ý.

Nói về kỷ niệm làm tin ở Tòa Đô Chánh, anh Du Miên kể rằng khi báo Dân Chủ Mới đóng cửa, anh được ký giả Hoàng Anh (Chiêm tinh gia Thiên Khôi), chủ nhà in Cô Giang (hay Nguyễn Thái Học?) dắt về đầu quân cho Trắng Đen vì chủ nhiệm Trắng Đen khoái “bốc phệ” của ký giả Hoàng Anh. Vì cả Hoàng Anh và Du Miên đều cùng sinh hoạt trong Tráng Đoàn Bạch Đằng Sài Gòn (Hướng Đạo Việt Nam). Hồi mới tập sự lấy tin Tòa Đô Chánh, chị Cao Minh Phượng (bào muội danh ca Cao Thái) dẫn dắt cậu em Du Miên lấy tin Hội Đồng Đô Thành, tin Tòa Đô Chánh. Một chữ cũng là thầy, huống chi nhiều ngày chị hướng dẫn thẳng em đồng nghiệp đang ngơ ngác trong làng báo bao la của thủ đô miền Nam nước Việt.

Anh Du Miên còn kể thêm rằng chị Lam Thiên Hương (bà xã cũ cùa Ký giả Nguyễn Hoàng Đoan) thường chở anh bằng Honda Dame đi lấy tin, cũng là bậc đàn chị còn ghi dấu ấn đầu đời. Riêng bà chị Lam Hồng Cúc (cùng làm chung tòa soạn nhật báo Trắng Đen), khi làm phóng viên chiến trường tử nạn tại Ban mê thuột, Du Miên đã đích thân lên vùng lửa đạn đưa xác chị về Sài Gòn…

Thôi không nhắc chuyện “xưa như quả đất” nữa.

Trở lại với bàn máy chữ có dấu tiếng Việt này: Không chăm sóc o bế hay xịt dầu mà sao nó vẫn còn nhẹ khi gõ và bóng láng. Ai ơi, nhớ cho rằng khi lót 4 tờ carbon (cho 5 tờ giấy felure) phải dùng đầu gôm bút chì mà gõ mạnh thì bản tin thứ năm mới đọc được!

(Thời buổi “hại-điện” này, text bằng xeo-phôn nhanh như chớp qua vệ tinh, ai cần dùng bàn máy đánh chữ thủ công này nữa?)

CO KHANH
Giữa tháng 10 năm 2023 tại Địa đàng hạ giới Little Saigon



MỜI ĐỌC THÊM:

CÔ BA – TƯỢNG BẰNG ĐỒNG (LÊ THỨC tặng)












Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VHV FOUNDATION - THƯ VIỆN VIỆT NAM
VIETNAMESE CULTURAL CENTER

10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843
E-mail: info@lovelittlesaigon.org