BÀI MỚI NHẤT
09 Tháng Tư 2025(Xem: 187)
Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại buổi Lễ Mừng Thư Viện Viêt Nam 26 Tuổi cùng Giới Thiệu Sách Lich Sử Little Saigon “Little Saigon Chronicles” được tổ chức vào trưa Chủ Nhật ngày 30 tháng 3 năm 2025 tại Phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave, Suite 214-215, thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.
09 Tháng Tư 2025(Xem: 325)
Vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhựt 30 tháng 3 năm 2025, khu thương mại Saigon Square ngay góc đường Westminster và Euclid chộn rộn hẳn lên. Nhiều quan khách và đồng bào đã tụ về để tham dự buổi tiếp tân mừng Thư Viện Việt Nam (The Vietnam Library of Little Saigon) 26 năm, đồng thời cũng là dịp để giới thiệu tác phẩm bằng Anh ngữ: Little Saigon Chronicles của 2 tác giả Ngọc Hà và Du Miên. Đây là Video của NGƯỜI VIỆT CALI TV phổ biến trên Youtube. Kính mời quý bạn theo dõi.
09 Tháng Tư 2025(Xem: 251)
Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại hình ảnh 2 nhân vật tiên phong trong việc xây dựng nên Little Saigon tại miền Nam California là ông Tám Được Gara Thiên Tạo và ông CNN Nguyễn Ngoc Chấn nhân dịp hai vị đến tham dự buổi Mừng Thư Viện Viêt Nam 26 Tuổi cùng Giới Thiệu Sách Lich Sử Little Saigon “Little Saigon Chronicles” được tổ chức vào trưa Chủ Nhật ngày 30 tháng 3 năm 2025 tại Phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave, Suite 214-215, thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ...
08 Tháng Tư 2025(Xem: 549)
Nhận được thiệp mời và điện thoại từ Ký Giả Du Miên thì Khánh Lan không thể vì một lý do gì mà không đến chung vui với tất cả các vị huynh trưởng đã có công trong việc thành lập thư viện Việt Nam đầu tiên tại quận Orange, California, tọa lạc trong khu vực của Little Sài Gòn. Mặc dù hôm ấy có đến 3 tổ chức trong cùng ngày, cùng giờ, thế mà khánh phòng của thư viện đã đón tiếp rất đông quan khách đến tham dự. Đó là một điều rất vui.Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian cũng có mặt gồm: Phạm Gia Đại, Trần Mạnh Chi, Lưu Mạn Bổng & Khánh Lan, Giáo Sư Dương Ngọc Sum. Truyền thông báo chí gồm, các ký giả: Thanh Phong, Văn Lan, Thanh Huy, đài VNA, SBTN, LITTLE SAIGON TV....
08 Tháng Tư 2025(Xem: 502)
Dân Biểu Liên Bang Derek Trần (Địa Hạt 45) cũng có mặt tại buổi kỷ niệm và trao tặng Thư Viện Việt Nam một bằng tưởng lục để vinh danh nơi lưu giữ cho cộng đồng Việt những tài liệu lịch sử quý giá. Thị Trưởng Chí Charlie Nguyễn và Nghị Viên Mark Nguyễn của Westminster cũng trao một bằng tưởng lục cho Thư Viện Việt Nam. Nghị Viên Cindy Ngọc Trần của Garden Grove, cũng là một cô giáo, trao bằng khen, cám ơn ký giả Du Miên và cô Ngọc Hà và nhiều người đã góp công sức để có nơi cho giới trẻ học hỏi thêm về văn hóa lịch sử Việt Nam...
08 Tháng Tư 2025(Xem: 525)
Thư Viện Việt Nam (tọa lạc số 10872 Westminster Ave Suites # 214 & 215) do nhà báo Du Miên Giám Đốc điều hành, cùng Ông Bà BS. Võ Trọng Di một trong năm người đứng ra thành lập thư viện trong đó có: Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Nhà Văn Nguyễn Đức Lập, Giáo Sư Trần Lam Giang (3 người nầy đã qua đời), đã tổ chức buổi tiếp tân kỷ niệm 26 năm thành lập vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 3 năm 2025 tại phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, với hơn 200 nhân sĩ, trí thức, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng, các cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu tham dự. Nhân dịp nầy Nhà Báo Du Miên và Ngọc Hà cũng phát hành tác phẩm Anh ngữ “Little Saigon Chronicles.”
08 Tháng Tư 2025(Xem: 481)
Trải qua 26 năm, Thư Viện Việt Nam đã được đồng bào ở khắp nơi tặng sách, báo và các vật quý liên quan đến văn hóa Việt Nam cho Thư Viện gìn giữ và trưng bày. Hiện tại Thư Viện có 50 ngàn đầu sách để mọi người có thể đến đọc sách, tra cứu tại chỗ miễn phí, nhất là cho các sinh viên, học sinh muốn tìm tài liệu về quê hương Việt Nam. Ngoài sách, báo, tạp chí có những cuốn sách xuất bản cách nay gần trăm năm và nay khó có thể tìm được quyển thứ 2. Ngoài ra, một lượng lớn các bảo vật như tranh ảnh mỹ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ, tiền cổ, tem thư, các vật dụng các cụ ngày xưa hay dùng như bình vôi, điếu bát, chén, đĩa v.v… kể ra không hết. Hiện nay Thư Viện có Đốc sự Bùi Đắc Danh làm Quản Thủ, ký giả Ngọc Hà (phu nhân nhà báo Du Miên) đặc trách Phòng Hội Trung Tâm Văn Hóa, Thư Viện có Khu Bảo Vật, có Phòng Họp với 200 chỗ ngồi...
01 Tháng Tư 2025(Xem: 516)
Vào lúc 11 giớ sáng Chủ nhựt 30 tháng 3 năm 2025 phòng sinh hoạt của Thư Viện Việt Nam góc đường Westminster và Euclid đã không còn chỗ trống. Trên 250 quan khách và đồng hương đã đến đây - như thông lệ hàng năm - để nhận 1 cuốn sách bằng tiếng Anh có nội dung độc đáo: Viết về lịch sử hình thành Little Saigon. Cuốn sách dày 310 trang, ghi lại diễn tiến từ 1975 đến 2024 tất cả những sinh hoạt liên quan đến sự hình thành của Little Saigon. Tác giả là 2 nhà báo sống tại Little Saigon ngay từ lúc khởi đầu, đã sưu tập tài liệu và nhất là hình ảnh để đưa vào tác phẩm. Trong buổi ra mắt sách, tác giả công phu mời các nhân vật làm business hay sinh hoạt tại Little Saigon từ lúc khởi đầu đền trực tiếp nói chuyện với quan khách...
25 Tháng Ba 2025(Xem: 497)
Nạn đói năm Ất Dậu 1945 để lại những nỗi đau đớn tột độ cho những người sống sót và ấn tượng kinh hoàng cho những người đã chứng kiến. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại xảy ra một biến cố thảm thương như thế.Hoàn cảnh và những nguyên nhân nào đã đưa đến nạn đói năm Ất Dậu? Mời độc giả tìm đọc trong bài viết này với nhiều chi tiết gây xúc động mạnh mặc dù sự việc đã xảy ra 80 năm trước đây.
12 Tháng Giêng 2025(Xem: 1595)
In the final days of May, 1975, it was a time of book persecution for the people of South Vietnam. As soon as the Communists seized Saigon, they hastily ordered the confiscation of all South Vietnamese books and newspapers, which they labeled as "decadent and reactionary culture."

TIỂU PHI LẠC NÁO SÀI GÒN (TẬP 2) - Tác giả: HỒ HỮU TƯỜNG

25 Tháng Mười 20238:37 CH(Xem: 1349)
TIỂU PHI LẠC NÁO SÀI GÒN (TẬP 2)
(ĐỌC SÁCH Ở CUỐI PHẦN GIỚI THIỆU TÁC GIẢ)
SACH HOHUUTUONG 1
HỒ HỮU TƯỜNG
(1910-1980)

Nhà văn, nhà báo, nhà hoạt động cách mạng và chính trị. Sinh ra tại Cần Thơ Nam Việt. Du học Pháp, đại học Lyon. Tại đây tham gia hoạt động cùng các nhà ái quốc lưu vong như Nguyễn Thế Truyền, Nguyễn Văn Tạo, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Trường, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh rồi gia nhập Cộng Sản Đệ Tứ Quốc Tế.

Ông hoạt động sôi nổi trên báo chí: năm 1930 chủ nhiệm báo chui “Tiền Quân” với các cây viết chủ lực Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Lê Bá Cang… Báo chưa phát hành thì Ban Biên Tập bị bắt hết vì dám tổ chức biểu tình ngày 22 tháng 5 năm 1930 trước điện Elysée để đòi giảm án cho Đảng Trưởng Nguyễn Thái Học và 12 Đồng Chí trong cuộc Khởi Nghĩa Yên Bái thất bại và bị kết tội tử hình. Cả nhóm bị Pháp trục xuất về nước, ngoại trử Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường trốn sang Bỉ.

Khi về nước, 1932 Ông bị Tây bắt vì chủ trương tạp chí lý luận chính trị bí mật Tháng Mười, theo khuynh hướng Trosky đối lập với động của đảng Cộng Sản Đông Dương (tiền thân Đảng Cộng Sản Việt Nam), bị xử án treo 3 năm.

Thành biên tập viên cho nhật báo Công Luận và tuần báo Đồng Nai.

Tiếp tục nỗ lực chống lại Đảng Cộng Sản Đông Dương, Ông xuất bản tạp chí Thường Trực Cách Mạnh và tuyên bố rời khỏi nhóm La Lutte, thay vào đó cho xuất bản tuần báo bằng tiếng Pháp tên là Le Militant (Chiến Sĩ), công khai công kích chủ nghĩa Stalin. Cùng với Đào Hưng Long, Ông cho ra đời tờ báo Thầy Thợ để cổ xúy đường lối của Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản.

Vào tháng 6 năm 1936 Ông tuyên bố từ bò cả Đệ Tứ Quốc Tế Cộng Sản và chủ nghĩa Mác. Bị thực dân Pháp bắt đày ra Côn Sơn 1940 cùng với Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu, Nguyễn An Ninh. Ra tù năm 1944.

Trong thời gian ở tù, Ông hình thành Chủ Nghĩa Dân Tộc, dứt khoát không lệ thuộc các đế quốc Nga, Tàu, Tây, Mỹ.

Năm 1945 Ông ra miền Bắc, công bố Xã Hội Học Nhập Môn, chống lại phép biện chứng và một loạt sách chính trị khác: Muốn Hiểu Chính Trị, Kinh Tế Học, Kinh Tế Chánh Trị Nhập Môn, Tương lai kinh tế Việt Nam, Vấn đề dân tộc, Tương lai văn hóa Việt Nam. Vào tháng 8 năm này, ông ký tên vào thư yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.

Năm 1946 Ông được mời dự Hội Nghị Đà Lạt trong tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam đang điều đình với Pháp.

Năm 1947 Ông về Sài Gòn viết văn, làm bao. Hợp tác với báo Sài Gòn Mới và bắt đầu viết tiểu thuyết Phi Lạc Sang Tàu.

Năm 1953 Ông tung ra giải pháp Trung Lập và vào năm 1954 dự Hội Nghị Genève mạnh mẽ cổ xúy giải pháp trung lập cho Việt Nam nhưng thất bại.

Năm 1955 Ông bị bắt vì là cố vấn cho Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia (Cao Đài, Hòa Hảo, Lực lượng Bình Xuyên) chống lại chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm.

Năm 1957 Ông bị chính phủ Ngô Đình Diệm kết án tử hình. May nhờ nhà văn, triết gia Albert Camus Pháp cùng nhiều trí thức nổi tiếng khác, trong đó có thủ tướng Ấn Độ Nehru can thiệp nên Ông thoát án tử nhưng bị đày ra Côn Sơn. Sau khi Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, Ông được trả tự do vào năm 1964 và tới 1967 được “đại xá”. Lại làm báo, viết văn cổ xúy cho giải pháp Liên Hiệp Quốc Hóa Miền Nam Việt Nam.

Năm 1965, ông làm Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh (của Phật Giáo Ấn Quang) và vào chủ bút tuần báo Hòa Đồng.

Năm 1967, Ông đắc cử Dân biểu  Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa, vẫn tiếp tục viết cho các Tiếng Nói Dân tộc, Quyết Tiến, Đuốc Nhà Nam, Tin Sáng, Sài gòn Mới, Điện Tín…

Khi Việt Cộng cướp chiếm Miền Nam, Ông bị bắt giam cùng quân, dân, cán, chính Việt Nam Cộng Hòa. Đến năm 1980, khi Ông bị bệnh nguy kịch thì Việt Cộng mới tống khỏi tù và Ông qua đời ngày 26 tháng 6 năm 1980 tại Sài Gòn. Khoảng thời gian này, nhiều người yêu nước khác cũng gặp kết cục bi thảm như Ông, rất rất nhiều người còn mất luôn cả xác!

Trên trang Wikipedia Tiếng Việt có đăng một giai thoại:

Khi bị giam ở phòng giam tập thể, một người tù hỏi Hồ Hữu Tường:

- Bác Tường ơi! Thời Tây, thời Ngô Đình Diệm và cả thời này nữa, thời nào bác cũng đi tù. Bác có hiểu tại sao bác cứ ở tù hoài vậy không?

Hồ Hữu Tường nhìn anh ta, vừa cười, vừa hỏi:

- Mày trả lời giùm tao đi, tại sao?

Anh ta nhanh nhẩu trả lời:

- Dễ quá mà! Tên bác là "Hữu Tường" nên bác phải "hưởng tù" dài dài!

Hồ Hữu Tường cười buồn:

- Có thể thằng nầy nói đúng!

TÁC PHẨM:

  • Chính trị, kinh tế, triết học:
  1. Xã hội học nhập môn (Minh Đức, 1945)
  2. Kinh tế học và kinh tế chánh trị nhập môn (Tân Việt, 1945)
  3. Tương lai kinh tế Việt-nam (Hàn Thuyên, 1945)
  4. Phong kiến là gì? (Minh Đức,1946)
  5. Vấn đề dân tộc (Minh Đức,1946)
  6. Muốn tìm hiểu chánh trị (Minh Đức,1946)
  7. Tương lai văn hóa Việt-nam (Minh Đức,1946, Huệ Minh, 1965).
  • Văn học sử:
  1. Lịch sử văn chương Việt-nam (quyển 1) (Lê Lợi, 1950).
  • Văn phạm:
  1. Phép nói và viết hỏi ngã (1950)
  2. Em học tiếng mẹ (1950)
  3. Em tập đọc (1951).
  • Dịch:
  1. Tam quốc chí (quyển 1, 1951)
  • Truyện:
  1. Bộ Một thuở ngàn năm (truyện trào phúng chính trị) gồm có: Phi Lạc sang Tàu (Sống Chung, 1949), Phi Lạc náo Hoa Kỳ (Vannay, Paris, 1955), Tiểu Phi Lạc náo Sàigòn (Nam Cường, 1966), Diễm Hồng xuất giá (Nam Cường, 1966).
  2. Bộ Hồn bướm mơ hoa (tiểu thuyết lịch sử xã hội, miền Hậu Giang) gồm 4 tập: Mai Thoại DungTam nhơn đồng hànhÔng thầy QuảngBủa lưới người (Nam Cường, 1966).
  3. Bộ Gái nước Nam làm gì? (tiểu thuyết tranh đấu chống Pháp) gồm Thu Hương và Chị Tập (Sống Chung, 1949).
  4. Nỗi lòng thằng Hiệp (Lê Lợi, 1949).
  5. Kế thế (tiểu thuyết dã sử) (Huệ Minh, 1964).
  6. Bộ Thuốc trường sanh gồm 3 tập: Xây mộngPhúc đức và Vẹn nguyền (Huệ Minh, 1964). Hoa dinh cẩm trận (tiếp theo Thuốc trường sanh).
  7. Người Mỹ ưu tư (tác giả xuất bản, Paris, 1968)

...

  • Tiểu luận: "Những kỹ thuật căn bản của nghề làm báo (in tại Paris, 1951, Hòa Đồng, 1965), "Trầm tư của một tên tội tử hình" (Lá Bối, 1965), "Luận lâm I" (Huệ Minh, 1965), "Nói tại Phú Xuân" (những bài tham luận đọc tại Đại học Huế) (Huệ Minh, 1965).
  • Truyện ngắn, tạp văn: "Quả trứng thần" (1952), Kể chuyện (Huệ Minh, 1965), Nợ tinh thần (Huệ Minh, 1965).
  • Tự truyện và hồi kýThằng Thuộc con nhà nông (An Tiêm, 1966), 41 năm làm báo (Trí Đăng, Đông Nam Á tái bản tại Paris, 1984), "Un fétu de paille dans la tourmente" (Paris, 1969, chưa in).

CHÂN THÀNH CẢM ƠN GIÁO SƯ HUỲNH CHIẾU ĐẲNG (chủ quán “NHÀ KHO QUÁN VEN ĐƯỜNG") đã cho phép lovelittlesaigon.org Thư Viện Việt Nam xử dụng bản PDF này và nhiều bản PDF khác. Kính mong quý độc giả, nhất là những quý vị xử dụng cho biên khảo, công trình nghiên cứu v.v... cùng ghi nhận CÔNG LỚN này của Giáo sư Huỳnh Chiếu Đẳng, đồng hương Mỹ Tho thân yêu.

SiteAdmin và toàn ban Sáng Lập Thư Viện Việt Nam Little Saigon


VUI LÒNG NHẤN VÀO BÌA SÁCH ĐỂ ĐỌC VÀ THEO HƯỚNG DẪN <> ĐỂ ĐỌC LUI ĐỌC TỚI; DOUBLE CLICK THE MOUSE ĐỂ THU NHỎ HAY PHÓNG LỚN TRANG SÁCH; GIỮ MŨI TÊN CỦA CON MOUSE ĐỂ DI CHUYỂN TRANG SÁCH VỪA TẦM MẮT

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
VHV FOUNDATION - THƯ VIỆN VIỆT NAM
VIETNAMESE CULTURAL CENTER

10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843
E-mail: info@lovelittlesaigon.org