Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại buổi Lễ Mừng Thư Viện Viêt Nam 26 Tuổi cùng Giới Thiệu Sách Lich Sử Little Saigon “Little Saigon Chronicles” được tổ chức vào trưa Chủ Nhật ngày 30 tháng 3 năm 2025 tại Phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave, Suite 214-215, thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ.
Vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhựt 30 tháng 3 năm 2025, khu thương mại Saigon Square ngay góc đường Westminster và Euclid chộn rộn hẳn lên. Nhiều quan khách và đồng bào đã tụ về để tham dự buổi tiếp tân mừng Thư Viện Việt Nam (The Vietnam Library of Little Saigon) 26 năm, đồng thời cũng là dịp để giới thiệu tác phẩm bằng Anh ngữ: Little Saigon Chronicles của 2 tác giả Ngọc Hà và Du Miên. Đây là Video của NGƯỜI VIỆT CALI TV phổ biến trên Youtube. Kính mời quý bạn theo dõi.
Chương Trình Văn Hóa Nhân Bản Lạc Việt ghi lại hình ảnh 2 nhân vật tiên phong trong việc xây dựng nên Little Saigon tại miền Nam California là ông Tám Được Gara Thiên Tạo và ông CNN Nguyễn Ngoc Chấn nhân dịp hai vị đến tham dự buổi Mừng Thư Viện Viêt Nam 26 Tuổi cùng Giới Thiệu Sách Lich Sử Little Saigon “Little Saigon Chronicles” được tổ chức vào trưa Chủ Nhật ngày 30 tháng 3 năm 2025 tại Phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, 10872 Westminster Ave, Suite 214-215, thuộc thành phố Garden Grove, miền Nam California, Hoa Kỳ...
Nhận được thiệp mời và điện thoại từ Ký Giả Du Miên thì Khánh Lan không thể vì một lý do gì mà không đến chung vui với tất cả các vị huynh trưởng đã có công trong việc thành lập thư viện Việt Nam đầu tiên tại quận Orange, California, tọa lạc trong khu vực của Little Sài Gòn. Mặc dù hôm ấy có đến 3 tổ chức trong cùng ngày, cùng giờ, thế mà khánh phòng của thư viện đã đón tiếp rất đông quan khách đến tham dự. Đó là một điều rất vui.Liên Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian cũng có mặt gồm: Phạm Gia Đại, Trần Mạnh Chi, Lưu Mạn Bổng & Khánh Lan, Giáo Sư Dương Ngọc Sum. Truyền thông báo chí gồm, các ký giả: Thanh Phong, Văn Lan, Thanh Huy, đài VNA, SBTN, LITTLE SAIGON TV....
Dân Biểu Liên Bang Derek Trần (Địa Hạt 45) cũng có mặt tại buổi kỷ niệm và trao tặng Thư Viện Việt Nam một bằng tưởng lục để vinh danh nơi lưu giữ cho cộng đồng Việt những tài liệu lịch sử quý giá. Thị Trưởng Chí Charlie Nguyễn và Nghị Viên Mark Nguyễn của Westminster cũng trao một bằng tưởng lục cho Thư Viện Việt Nam. Nghị Viên Cindy Ngọc Trần của Garden Grove, cũng là một cô giáo, trao bằng khen, cám ơn ký giả Du Miên và cô Ngọc Hà và nhiều người đã góp công sức để có nơi cho giới trẻ học hỏi thêm về văn hóa lịch sử Việt Nam...
Thư Viện Việt Nam (tọa lạc số 10872 Westminster Ave Suites # 214 & 215) do nhà báo Du Miên Giám Đốc điều hành, cùng Ông Bà BS. Võ Trọng Di một trong năm người đứng ra thành lập thư viện trong đó có: Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Nhà Văn Nguyễn Đức Lập, Giáo Sư Trần Lam Giang (3 người nầy đã qua đời), đã tổ chức buổi tiếp tân kỷ niệm 26 năm thành lập vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 3 năm 2025 tại phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, với hơn 200 nhân sĩ, trí thức, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng, các cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu tham dự. Nhân dịp nầy Nhà Báo Du Miên và Ngọc Hà cũng phát hành tác phẩm Anh ngữ “Little Saigon Chronicles.”
Trải qua 26 năm, Thư Viện Việt Nam đã được đồng bào ở khắp nơi tặng sách, báo và các vật quý liên quan đến văn hóa Việt Nam cho Thư Viện gìn giữ và trưng bày. Hiện tại Thư Viện có 50 ngàn đầu sách để mọi người có thể đến đọc sách, tra cứu tại chỗ miễn phí, nhất là cho các sinh viên, học sinh muốn tìm tài liệu về quê hương Việt Nam. Ngoài sách, báo, tạp chí có những cuốn sách xuất bản cách nay gần trăm năm và nay khó có thể tìm được quyển thứ 2. Ngoài ra, một lượng lớn các bảo vật như tranh ảnh mỹ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ, tiền cổ, tem thư, các vật dụng các cụ ngày xưa hay dùng như bình vôi, điếu bát, chén, đĩa v.v… kể ra không hết. Hiện nay Thư Viện có Đốc sự Bùi Đắc Danh làm Quản Thủ, ký giả Ngọc Hà (phu nhân nhà báo Du Miên) đặc trách Phòng Hội Trung Tâm Văn Hóa, Thư Viện có Khu Bảo Vật, có Phòng Họp với 200 chỗ ngồi...
Vào lúc 11 giớ sáng Chủ nhựt 30 tháng 3 năm 2025 phòng sinh hoạt của Thư Viện Việt Nam góc đường Westminster và Euclid đã không còn chỗ trống. Trên 250 quan khách và đồng hương đã đến đây - như thông lệ hàng năm - để nhận 1 cuốn sách bằng tiếng Anh có nội dung độc đáo: Viết về lịch sử hình thành Little Saigon. Cuốn sách dày 310 trang, ghi lại diễn tiến từ 1975 đến 2024 tất cả những sinh hoạt liên quan đến sự hình thành của Little Saigon. Tác giả là 2 nhà báo sống tại Little Saigon ngay từ lúc khởi đầu, đã sưu tập tài liệu và nhất là hình ảnh để đưa vào tác phẩm. Trong buổi ra mắt sách, tác giả công phu mời các nhân vật làm business hay sinh hoạt tại Little Saigon từ lúc khởi đầu đền trực tiếp nói chuyện với quan khách...
Nạn đói năm Ất Dậu 1945 để lại những nỗi đau đớn tột độ cho những người sống sót và ấn tượng kinh hoàng cho những người đã chứng kiến. Chưa bao giờ trong lịch sử Việt Nam lại xảy ra một biến cố thảm thương như thế.Hoàn cảnh và những nguyên nhân nào đã đưa đến nạn đói năm Ất Dậu? Mời độc giả tìm đọc trong bài viết này với nhiều chi tiết gây xúc động mạnh mặc dù sự việc đã xảy ra 80 năm trước đây.
In the final days of May, 1975, it was a time of book persecution for the people of South Vietnam. As soon as the Communists seized Saigon, they hastily ordered the confiscation of all South Vietnamese books and newspapers, which they labeled as "decadent and reactionary culture."
In the final days of May, 1975, it was a time of book persecution for the people of South Vietnam. As soon as the Communists seized Saigon, they hastily ordered the confiscation of all South Vietnamese books and newspapers, which they labeled as "decadent and reactionary culture."
Trong Lời nói đầu, tác giả viết: “Tục ngữ ta nhiều câu rất khỏ hiểu. Khó hiểu vì lời quá vắn tắt, hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoặc vì chữ dùng quá cổ. Không những an hem thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước ý nghĩa một vài câu tục ngữ. Vốn yêu chuộng quốc văn, quốc học, chúng tôi chú trọng đến tục ngữ Việt Nam đã từ lâu. Và trong khoảng những năm 1937, 1938 trên các báo Việt Báo, Việt Cường ngoài Bắc, Công Luận trong Nam, tôi đã có dịp giải thích ý nghĩa một số tục ngữ. Rồi sau, trải qua nhiều địa phương, xúc tiếp với nhiều nghề nghiệp, những điều tai nghe măt thấy cùng những kinh nghiệm bản thâm đã giúp chúng tôi hiểu thêm một số tục ngữ cần phải giải thích…
lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu khảo luận mới (2024) của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý: "Khảo luận về một số địa danh nước Việt thượng cổ". Đây là CHƯƠNG II - PHẦN I của loạt biên khảo công phu của tác giả: “Khảo luận tổng quát một số ghi chép trong cổ thư Tàu liên quan đến lịch sử Việt thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa”. Tác giả đã dẫn sách sử cổ, đặc biệt chú thích những bản đồ cổ đính kèm. Phần tiểu kết, tác giả viết: "- những ghi chép về đồng trụ Mã Viện chỉ là những phỏng đoán vu vơ, không chứng cứ rõ ràng nên vì thế truyền thuyết đồng trụ Mã Viện chỉ đáng được xem là truyện dã sử truyền khẩu qua các đời mà thôi. - đến nay chưa có khai quật khảo cổ nào tìm thấy được dấu vết của đoàn quân Đông Hán nam chinh do Mã Viện chỉ huy nên sự kiện đồng trụ và lời nguyền Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt hiển nhiên chỉ là truyền thuyết, không thể xem đấy là sự kiện lịch sử.
lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu biên khảo mới nhất năm 2024 của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý. Trong phần giới thiệu bài viết, tác giả nhấn mạnh: "Theo lịch sử truyền thống dân tộc, cuộc khởi nghĩa của các tộc Việt thời Hai Bà khởi phát trong vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, xem kỹ lại những ghi chép trong các cổ thư Tàu và Việt về cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà thì thấy có một số địa danh nước Việt thượng cổ hiện hữu trong vùng Giang Nam và Lĩnh Nam..." Bài viết cùng chủ đề Hai Bà Trưng của cùng tác giả trên lovelittlesaigon.org này đã có hơn 4.000 người đọc. Kính mời quý bạn cùng đọc và nếu có thể, mong góp ý như yêu cầu tha thiết của tác giả.
Ông Trần Văn Thành lại là đại đệ tử của Đức Phật Thầy Tây An, thuộc phái Bửu Sơn Kỳ Hương. Ông đã được Đức Phật Thầy trao cho một cây cờ, một cái ấn và một tấm áo màu dà, để dùng trong công cuộc đền nghĩa núi sông. Ông đã kết hôn với bà Nguyễn Thị Thạnh, người ở rạch Sa Nhiên, Sa Đéc. Theo người cố cựu nói lại, vóc người bà rất nhỏ bé, nhưng võ nghệ cao cường, chữ nghĩa cũng rất rành. Vì ông được gọi là Đức Cố Quản, bà cũng được gọi là Đức Bà Cố Quản. Sau khi quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, các quan chức của nhà Nguyễn đã theo lịnh triều đình rút về Bình Thuận và Huế để chờ nhận chức vụ khác. Ông ở lại miền Nam, lo tổ chức đánh Pháp, giành lại đất nước.
Tôi cầu cho quý thầy, quý anh, chị làm được. Nếu làm không xong thì các em, các cháu tiếp tục. Nhưng tôi tin rằng thành quả của thư viện nay đã nhìn thấy rồi. Khi cháu Tánh yêu cầu tôi viết cảm nghĩ của tôi về Thư viện, tôi hỏi ra nay thư viện đã có năm sáu chục ngàn cuốn sách, hàng ngàn cổ vật, sưu tầm, kỷ vật quý giá... Đây là tài sản chung của mọi người Việt không phải bây giờ mà còn lưu lại mai sau. Ngoài tài sản cũ sưu tập ấy, thư viện còn viết, in sách, biên khảo giá trị... Quả thật quý vị làm được những việc ý nghĩa quá chừng. Tôi tự nguyện là một thành phần của thư viện, mãi mãi....
Dù thực dân phương Bắc, với mưu đồ đồng hóa, đã nghìn năm ra sức xóa bỏ cội nguồn dân tộc Việt bằng cách đốt phá đền đài bi chú, đốt sách sử, tịch thu sách quý đem về nước họ. Đối phó với hành vi nham hiểm ấy, người dân Việt một mặt tồn trữ văn hóa vào văn chương truyền khẩu, một mặt luân lưu ngọc phả tiền nhân một cách kín đáo, can đảm, trường kỳ trong dân gian, sao chép chia nhau gìn vàng giữ ngọc. Giặc càng đốt phá miếu đình, người Việt càng tùy cơ xây dựng lại, nơi nguy nga, nơi nhỏ bé, nhưng nơi nào cũng được tôn kính, sùng bái, thành khẩn khói nhang để tựa lưng vào quá khứ, đi về với lịch sử. Do đó không vong bản.
Qua một số tập hồi ký và tài liệu loại khác có được trong tay, tác giả cố gắng trình bày tương đối đầy đủ và khách quan hơn so với quan điểm “chính thống” về nhân vật lịch sử Trần Trọng Kim cùng Nội các của ông, từ đó có thể suy nghiệm được những bài học lịch sử hữu ích áp dụng cho hiện tại và tương lai.... Trần Trọng Kim được đánh giá là một học giả uyên thâm cả tân và cựu học, là người tận tụy cho ngành giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ 20. Tuy nhiên, ông là người có tư tưởng bảo thủ và dân tộc-bảo hoàng. Tác phẩm Việt Nam Sử Lược được đánh giá là một trong những quyển sử Việt Nam có phong cách ngắn gọn, súc tích và dễ hiểu, được tái bản nhiều lần...
Đã có lần nào bạn đặt chân lên đất Sài Gòn? Đối với dân Nam Kỳ Lục Tỉnh, Sài Gòn luôn luôn là một địa danh được ghi nhớ, được nhắc nhở đời đời. Người Tây phương gọi Sài Gòn là “Hòn Ngọc Viễn Đông”. Người dân quê miền Nam, cho dù là ở miền Đông đất đỏ hay miền Tây nước mặn nước phèn, đều coi Sài Gòn là một chốn phồn hoa đô hội, với đèn màu “ngọn xanh ngọn đỏ”. Về phương diện lịch sử, hồi thời Trịnh Nguyễn phân tranh, Sài Gòn đã từng được Lễ Tài Hầu Nguyễn Hữu Cảnh (sử sách chép là Nguyễn Hữu Kính để tránh trùng tên với Đông Cung Thái tử Nguyễn Phúc Cảnh, con của Thế Tổ Cao Hoàng Đế Gia Long) chọn làm nơi đóng tổng hành dinh khi ông lãnh quân bảo hộ Cao Miên và bảo vệ những người dân Việt di dân sinh sống tại miền Nam.
Đào Trinh Nhất viết lời giới thiệu bản dịch Ngục Trung Thư: “Năm 1913, Phan Sào Nam tiên sinh đang ở bên Tàu, bỗng bị đô đốc Quảng đông là Long Tế Quang vừa tham lợi, vừa sợ oai, bắt tiên sinh hạ ngục loan giải giao cho chính phủ thuộc địa Đông dương. Nếu không có những bạn chính khách Trung hoa cứu khỏi, thì tiên sinh đã bị bắt về nước sớm hơn 12 năm kia rồi… Lúc ở ngục Quảng châu, tiên sinh thái nhiên viết ra tập sách tuyệt mạng, tựa là “NGỤC TRUNG THƯ” tự thuật việc mình bôn tẩu quốc sự mấy mươi năm, lời lẽ rất thành thiệt, bi tráng. Đến văn chương hay thì khỏi phải nói…”
VHV FOUNDATION - THƯ VIỆN VIỆT NAM VIETNAMESE CULTURAL CENTER 10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843 E-mail: info@lovelittlesaigon.org
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.