BÀI MỚI NHẤT
18 Tháng Giêng 2025(Xem: 172)
The book cover lists two authors: Ngoc Ha and Du Mien. Both are well-known journalists in Vietnamese media. They have been reporting since the early days when Vietnamese refugees first opened restaurants and markets in Santa Ana, Garden Grove, and Westminster. This makes their records of Little Saigon's early days particularly valuable. The final page of the work includes complete details of both authors' journalism careers. (pages 291-292) (The book's introduction notes that from the late 1970s until now, the journalist couple Du Mien and Ngoc Ha "drove through Bolsa Avenue, Downtown Little Saigon every day," allowing them to document everything in detail as suggested by the work's title: a chronicle of Little Saigon)..
18 Tháng Giêng 2025(Xem: 189)
Tin vui nhất cho những người muốn biết về lịch sử của người Việt Nam tị nạn đến Orange County và thành lập Little Saigon: tác phẩm “Little Saigon Chronicles” đã được xuất bản trên nền tảng Amazon với 2 ấn bản bằng giấy và ebook. Lâu nay những thông tin liên quan đến nguồn gốc và sự hình thành của Little Saigon (Westminster, California) xuất hiện trên mạng xã hội không nhiều và thiếu chính xác... Sách dày 292 trang, được phát hành dưới 2 dạng giấy trắng hình full colors giá 24.50 và dạng ebook giá 4.99, phát hành trực tiếp trên Amazon và các đại lý phân phối sách toàn cầu. Chỉ cần gõ tên tác phẩm “Little Saigon Chronicles” vào công cụ tìm kiếm (ví dụ như Google hay Bing…) sẽ hiện toàn bộ các cơ sở phát hành sách này.
12 Tháng Giêng 2025(Xem: 160)
In the final days of May, 1975, it was a time of book persecution for the people of South Vietnam. As soon as the Communists seized Saigon, they hastily ordered the confiscation of all South Vietnamese books and newspapers, which they labeled as "decadent and reactionary culture."
12 Tháng Hai 2024(Xem: 980)
Những sách Giáo khoa do nhiều tác giả biên soạn theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa này được đồng bào tị nạn Việt Nam mang theo sau biến cố tan nhà nát cửa mất cả giang sơn 30 tháng 4 năm 1975 và tặng cho Thư Viện Việt Nam Little Saigon cất giữ. Ngoài số sá ch này, trang lovelittlesaigon.org của Thư Viện Việt Nam còn xử dụng các bản quét (scan) của Giáo sư HUỲNH CHIẾU ĐẲNG, chủ quán SÁCH VEN ĐƯỜNG và một số nguồn cùng mục tiêu khác. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận sách của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa để đưa lên website phổ biến và lưu giữ.
18 Tháng Giêng 2024(Xem: 2006)
Đài VNATV thực hiện 2 videos về buổi lễ tưởng niệm Nhà văn, Nhà báo, Nhà giáo Trần Lam Giang tại Phòng Sinh Hoạt Thư Viện Việt Nam Little Saigon (Vietnamese Cultural Center - VHV Foundation), 10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843. Tổ chức trong nội bộ và một số bạn học cùng thời với người quá cố.
12 Tháng Giêng 2024(Xem: 1232)
Trong cuộc nội chiến, hai kẻ địch văn hóa là : - Văn hóa cổ truyền hay văn hóa Sài Gòn thì mọi người dân Việt ở hải ngoại hay quốc nội đều hay biết vì hiện đang sống với , - Văn hóa XHCN thì ở miền Nam ít người biết đến vì 2 lý do sau : 1) Cuộc sống ngắn ngủi 10 năm (1975-1986) của văn hóa XHCN tại miền Nam, 2) Hầu như không có tác giả nào cả quốc gia lẫn cộng sản viết về văn hóa XHCN và cuộc nội chiến văn hóa Bắc Nam. Đó là lý do chúng tôi dành phần 1 và phần 2 cho văn hóa XHCN và phần 3 cho cuộc nội chiến văn hóa.
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 1826)
Tác giả ghi trong phần « Tự Luận về Bản In tại hải ngoại » : « Ba mươi năm chiến tranh (1945-1975), một cuộc chiến mà người Việt hầu như đóng vai « được mướn » để đánh lẫn nhau, là ba mươi năm tàn phá triệt để như thể một cuộc đổi đời. Ba mươi năm chiến tranh đã qua. Hơn mười năm cuồng say chiến thắng kéo theo hận thù, tù đày, cũng đã qua. « Thua » hay « Thắng » thì cả hai đều tỉnh giấc trước điêu tàn của đất nước. Một thời kỳ đại loạn chưa từng thấy trong lịch sử của dân tộc Việt. Đại loan cho đời sống vật chất. Vô cùng quan trọng nữa là đại loạn cho nếp sống tinh thần, nền móng của tổ chức xã hội. Hậu quả là trước mắt chúng ta hình ảnh một xã hội bị phân hóa và băng hoại cực độ, khiến cho đại chúng không có được một niềm tin để sống, để hành động trong tinh thần hướng thượng với ý thức giúp vào phúc lợi lâu dài của dân tộc… »
04 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 880)
Những sách Giáo khoa do nhiều tác giả biên soạn theo đúng chương trình giáo dục của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa này được đồng bào tị nạn Việt Nam mang theo sau biến cố tan nhà nát cửa mất cả giang sơn 30 tháng 4 năm 1975 và tặng cho Thư Viện Việt Nam Little Saigon cất giữ. Ngoài số sá ch này, trang lovelittlesaigon.org của Thư Viện Việt Nam còn xử dụng các bản quét (scan) của Giáo sư HUỲNH CHIẾU ĐẲNG, chủ quán SÁCH VEN ĐƯỜNG và một số nguồn cùng mục tiêu khác. Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận sách của Bộ Quốc Gia Giáo Dục Việt Nam Cộng Hòa để đưa lên website phổ biến và lưu giữ.
28 Tháng Mười Một 2023(Xem: 970)
“Năm Quý Mùi (1943) là năm trăng mờ gió thảm, tiếng chiến tranh inh ỏi khắp hoàn cầu, toàn xứ Đông Dương bị quân Nhật Bản tràn vào, họa chiến tranh mỗi ngày một lan rộng. Dân Việt Nam bị đói kém đau khổ đủ mọi đường, lại căm tức về nỗi nước nhà suy nhược phải bị đè nén dưới cuộc bảo hộ trong sáu bẩy mươi năm, cho nên ai cũng muốn nhân cơ hội ấy mà gây lại nền độc lập đã mong mỏi từ bao lâu. Tôi là một người nước Việt Nam, lẽ nào lòng tôi lại không rung động theo với dịp rung động của những người ái quốc trong nước? Nhưng vì hoàn cảnh khó khăn, lòng người ly tán, nhiều người lại muốn lợi dụng cái tiếng ái quốc để làm cái mối tư lợi cho mình, vì vậy mà tôi chán nản không dự vào đảng phái nào cả, mà cũng không hành động về phương diện chính trị. Ngoài những lúc làm những công việc hàng ngày phải làm, khi rỗi rãi gặp những bạn thân, nói đến chuyện thiên hạ sự và việc nuớc nhà, thì tôi cũng nói chuyện phiếm và mong cho nước nhà chóng được giải phóng…”
12 Tháng Mười Một 2023(Xem: 2626)
Trong Lời nói đầu, tác giả viết: “Tục ngữ ta nhiều câu rất khỏ hiểu. Khó hiểu vì lời quá vắn tắt, hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoặc vì chữ dùng quá cổ. Không những an hem thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước ý nghĩa một vài câu tục ngữ. Vốn yêu chuộng quốc văn, quốc học, chúng tôi chú trọng đến tục ngữ Việt Nam đã từ lâu. Và trong khoảng những năm 1937, 1938 trên các báo Việt Báo, Việt Cường ngoài Bắc, Công Luận trong Nam, tôi đã có dịp giải thích ý nghĩa một số tục ngữ. Rồi sau, trải qua nhiều địa phương, xúc tiếp với nhiều nghề nghiệp, những điều tai nghe măt thấy cùng những kinh nghiệm bản thâm đã giúp chúng tôi hiểu thêm một số tục ngữ cần phải giải thích…

TÊN NƯỚC TA XƯA KIA LÀ “XÍCH QUỶ” CÓ PHẢI LÀ “QUỶ ĐỎ” KHÔNG?

05 Tháng Mười Một 20231:53 CH(Xem: 3712)

TÊN NƯỚC TA XƯA KIA LÀ “XÍCH QUỶ”

CÓ PHẢI LÀ “QUỶ ĐỎ” KHÔNG?


TRẦN LAM GIANG


ANH GIANG 1
Nhà văn, Nhà giáo, Ký giả TRẦN LAM GIANG trong một sinh hoạt tại Thư Viện Việt Nam Little Saigon


Vài hàng về

Nhà văn TRẦN LAM GIANG
(1940-2023)

 

 

Nhà văn Trần Lam Giang sinh năm 1940 tại Vinh (Nghệ An). Học chữ Nho tại nhà.

 

Học trình:

 

- Học sinh các trường: Tiểu học Ngô Sĩ Liên (Hà Nội), Trung học Chu Văn An (Hà Nội), Trung học Bảo Long (Đà Lạt), Trung Học Chu Văn An (Sài Gòn).

 

- Sinh viên nhiệm ý Triết, Đại học Văn Khoa Viện Đại Học Sài Gòn. Tốt nghiệp Cử nhân Giáo khoa Triết Tây.

 

- Nguyên Tổng Thư Ký báo Vùng Lên của Tổng Hội Sinh Viên Sài Gòn.

 

- Nguyên Chủ Nhiệm kiêm Chủ Bút báo Vì Nước của Tổng Hội Sinh Viên Viện Đại Học Sài Gòn và Tổng Hội Sinh Viên Viện Đại Học Đà Lạt.

 

Nghề nghiệp:

 

- Giáo chức, dạy Triết và Việt văn. Giám đốc kiêm Hiệu trưởng trường trung học Trí Đức, Sài Gòn (sang lại của Hội Ái Hữu Cựu Giáo Sư Chu Văn An).

 

- Ký giả, đoàn viên Nghiệp Đoàn Ký Giả Việt Nam, cùng thân bằng đồng tâm chí mở thông tấn xã Tin Hỏa Tốc.

 

- Nguyên Tham mưu trưởng Võ Trang Tuyên Truyền gồm 7.500 bộ đội Việt Cộng hồi chánh. Khi trận giặc Mậu Thân 1968 tạm yên, từ nhiệm, tình nguyện nhập ngũ khóa 1/1968 Thủ Đức.

 

- Giải ngũ (1970). Trở về đời sống dân sự, hành nghề giáo chức và ký giả.

 

Sau 30 tháng 4 năm 1975:


Giặc Cộng cưỡng chiếm miền Nam, Anh Trần Lam Giang cùng gia đình sang Mỹ tị nạn chính trị. Ở đây Anh làm các nghề: Cán sự Xã hội (Social Worker), tư vấn gia đình (Family Counselor), thợ điện tử, thợ sơn.

 

Ngoài việc làm vì sinh kế gia đình, Anh sinh hoạt nhiệt thành trên lãnh vực sử luận, biên khảo văn hóa, văn học nghệ thuật.

 

Cộng tác với các báo: Xác Định, Dân Tộc, Phụ Nữ Việt, Văn Uyển, Khởi Hành.

 

Chủ trương biên tập các báo: Saigon News, Trường Sơn, Bách Khoa, Người, tạp chí Thời Báo, nguyệt san Người Việt Tự Do.

 

Chủ nhiệm báo Đất Đứng.

 

Thành lập hội Phụ Huynh Học Sinh và Giáo Chức tại Santa Clara (1979). Hội hoạt động tích cực và điều hòa đến nay.

 

Cùng thân bằng đồng chí hướng thành lập Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam, Trung Tâm Văn Hóa Việt Nam, với sinh hoạt cụ thể là Thư Viện Việt Nam (Nhân Ái Foundation, Vietnamese Cultural Center, VHV Foundation), trụ sở chính tại Little Saigon, quận Cam, California, Hoa Kỳ.

 

Tác phẩm:

 

- Kể chuyện “Cổ Tích Việt Nam” trọn bộ 3 cuốn hơn 1500 trang, ấn hành15 ngàn cuốn tặng các Trung Tâm Việt ngữ. Đã được Giáo sư Tôn Thất Diên dịch sang Anh ngữ.

 

- Dịch và chú thích “Bách Việt Tiên Hiền Chí”, tác giả Sử gia Âu Đại Nhậm thời nhà Minh bên Tàu. Bộ sử này bị người Tàu dấu nhẹn trên 500 năm, các em sinh viên tại Hoa kỳ tìm được sách tại Thư Viện, được Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam (tại California) cử người bỏ công qua tận Thượng Hải (Hoa lục Cộng Sản) và Đài Loan (Trung Hoa Dân Quốc) để so chánh bản và cho phát hành bản dịch tiếng Việt kèm nguyên bản gốc bằng chữ Nho. Đã tái bản 1 lần.

 

- Hồ Xuân Hương: Tiên Thơ Bụi Đời.

 

(DU MIÊN)




tlg bvthc 1
Nhà văn Trần Lam Giang trong buổi ra mắt Bách Việt Tiên Hiền Chí tại Little Saigon, California



ANH GIANG 3
Đông đảo thân hữu và độc giả sắp hàng chờ dịch giả Trần Lam Giang ký tên vào bản dịch
cuốn cồ sử về các bậc tiên hiền người Việt mà người Tàu dấu nhẹm suốt 500 năm.



ANH GIANG 4
Nhà văn, nhà giáo Trần Lam Giang trao tặng bộ Cổ Tích Việt Nam gồm 3 cuốn 1, 2, 3
cho Nhà giáo Nguyễn Văn Khoa đại diện các trường dạy Việt ngữ




Theo dân gian truyền tụng cũng như theo sử sách mà nay còn giữ được qua những thăng trầm của lịch sử, vua đầu tiên của nước ta là Kinh Dương vương, quốc hiệu là Xích Quỷ.


Vua thứ hai là Lạc Long quân, quốc hiệu không thay đổi.


Vua thứ ba là Hùng vương thứ nhất, quốc hiệu là Văn Lang. Quốc hiệu này được giữ cho đến hết triều đại Hùng vương (Hùng vương thứ 18).


1- KINH DƯƠNG VƯƠNG VỚI QUỐC HIỆU XÍCH QUỶ


Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của sử gia Ngô Sỹ Liên (không sai khác với dân gian truyền tụng):


“Vua húy là Lộc Tục, dòng dõi họ Thần Nông. Cháu ba đời đế Viêm, họ Thần Nông là đế Nghi, sinh đế Minh rồi đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh, lấy Vụ tiên nữ mà sinh ra vua. Vua thánh trí thông minh, đế Minh rất kỳ vọng, muốn truyền ngôi cho. Vua không dám vâng mệnh, cố nhường cho anh. Vì thế, đế Minh mới lập đế Nghi làm con kế vị, cai trị phương Bắc, và phong vua làm Kinh Dương vương, cai trị phương Nam, tên nước là Xích Quỷ.”


Kinh Dương vương nghĩa là vua châu Kinh và châu Dương.


Sách Thượng Thư, bộ sử cổ nhất của Trung Hoa, được đức Khổng Tử biên soạn lại, cho biết:


“Vùng cao nguyên các dãy núi Kinh và núi Hành cùng các vùng đất bên bờ thượng lưu sông Giang (Trường Giang hay Dương Tử - "Long river", "Yangzi", "Changjiang"), sông Hà, sông Hán là châu Kinh. Duyên hải, châu thổ sông Hoài, sông Tứ và châu thổ hạ lưu sông Giang là châu Dương.”


Như vậy, châu thổ dọc sông Trường Giang (Dương Tử) và châu thổ các phụ lưu của Trường Giang cùng miền duyên hải, nơi các sông ấy đổ ra biển là lãnh thổ do Kinh Dương vương cai trị.


XÍCH QUỶ  :


- Xích  là đỏ, mầu của lửa. Hơi lửa ấm áp, biểu tượng cho lòng nhân ấm áp. Lại có câu: “Nam phương hỏa đức thịnh 南 方 火 徳 盛 nghĩa là người phương Nam giầu lòng nhân (nghĩa đen là phương Nam đức lửa thịnh).


Về đức nhân của người phương Nam, đức Khổng Tử có giảng cho thày Tử Lộ như sau:

第 十 章

 子 路 問 強. 子 曰: 南 方 之 強 與? 北 方 之 強 與? 抑 而 強 與? 寞 柔 以 教 ,不 報 無 道 :南 方 之 強 也. 君 子 居 之. 衽 金 革, 死 而 不 厭: 北 方 之 強 也 而 強 者 居 之. 故 君 子 和 而 不 流. 強 哉 矯. 中 立 而 不 倚. 強 哉 矯. 國 有 道, 不 變 塞 焉. 強 哉 矯. 國 無 道 ,至 死 不 變. 強 哉 矯 .


Phiên âm:

Tử lộ vấn cường. Tử viết: «Nam phương chi cường dư ? Bắc phương chi cường dư? Ức nhi cường dư ? Khoan nhu dĩ giáo, bất báo vô đạo: Nam phương chi cường dã. Quân tử cư chi. Nhẫn kim cách, tử nhi bất yếm: Bắc phương chi cường dã cường giả cư chi. Cố quân tử hòa nhi bất lưu. Cường tai kiểu ! Trung lập nhi bất ỷ. Cường tai kiểu ! Quốc hữu đạo, bất biến tắc yên. Cường tai kiểu ! Quốc vô đạo, chí tử bất biến. Cường tai kiểu! »

Nghĩa câu phiên âm chữ đỏ:

“Rộng rãi hiền hòa dạy dỗ người, không trả thù kẻ vô đạo, đó là sức mạnh của người phương Nam. Người quân tử chủ trương như vậy. Mặc giáp cầm gươm đến chết cũng không chán, đó là sức mạnh của người phương Bắc. Người ưa bạo lực chủ trương cách này”


- QUỶ  : Sao Quỷ, một ngôi trong nhị thập bát tú. Ở sách Luận Ngữ, thiên Vi Chính Đệ Nhị, Khổng Tử có dạy các đệ tử rằng:

子曰:非其鬼而祭之,諂也。


Phiên âm:


“Tử viết: Phi kỳ quỷ nhi tế chi, siểm giã.”


Dịch nghĩa:


“Không phải tổ tiên mình mà cúng tế là nịnh hót vậy.”


Theo nghĩa xưa, 人 神 曰 鬼 nhân thần viết quỷ: linh hồn con người gọi là quỷ; thiên thần viết thần 天 神  曰 神; địa thần viết kỳ 地 神 曰 示,thần trên trời là thần, thần đất là kỳ. (Chữ kỳ 示 là thần đất còn được viết là 祇 )


Như vậy, chữ quỷ còn có nghĩa là linh hồn: giá trị tinh thần sáng suốt như sao và bất diệt.


Từ ý nghĩa của chữ “xích” và chữ “quỷ” như đã trình bày ở trên, ta hiểu được rằng: Kinh Dương vương đặt tên quốc hiệu là Xích Quỷ nhằm mục đích xác định nước ta là nước của những người có lòng nhân, người đối đãi với người bằng tấm lòng thương yêu. Con người không phải chỉ là thân xác hữu hình hữu hoại như muôn loài cây cỏ. Ngoài thân xác, con người còn giá trị tâm linh sáng như sao trời và linh hồn vĩnh cửu.


2- HÙNG VƯƠNG VỚI QUỐC HIỆU VĂN LANG:


Học giả tây dương H. Maspero (dựa vào mấy cuốn ngoại thư, không phải chính sử như Thủy Kinh Chú, Nam Việt Chí, Giao Châu Ngoại Ký của Trung Hoa) viết rằng phải gọi là Lạc vương 雒 王 mới đúng, gọi Hùng vương 雄 王  là sai. Chẳng qua chữ Lạc 雒  và chữ Hùng 雄  rất giống nhau nên nhà viết sử Việt Nam viết lầm.


Các nhà viết sử xưa của nước ta là Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên, những nhà Nho học uyên bác, sao lại có thể viết lầm như H. Maspero tưởng. Chẳng qua nhà học giả tây dương này đọc được vài cuốn ngoại thư không có giá trị bao nhiêu về lịch sử Việt, đã vội tự tin là có kiến thức xác đáng về sử nước ta. Ông chưa tố nguyên (tìm nguồn gốc) chữ 雒  (lạc). Sách Tiền Hán Địa Lý Chí – Khang Hy Tự Điển cũng có trích dẫn như là một tài liệu tố nguyên – có ghi: “Nhà Hán 漢  thuộc hành hỏa, kỵ nước. Do vậy, vua Quang Vũ nhà Đông Hán, đổi chữ 洛 (có bộ “thủy” là nước ở bên trái chữ này) ra chữ 雒 . Vua Quang Vũ nhà Hán phục hưng Hán triều năm 23 dương lịch. Như vậy chữ 雒  nếu có sớm nhất cũng chỉ có từ năm 23. 18 vua Hùng đều ở ngôi trước năm này rất xa, thời các ngài chưa có chữ 雒 (lạc) này.

Vua Hùng vương thứ nhất lên ngôi, đặt quốc hiệu là Văn Lang. Các Hùng vương đều giữ quốc hiệu này.


- VĂN LANG 文郎  NGHĨA LÀ GÌ?  


Ở thế kỷ 20 có những nhà tân học hấp thụ văn hóa tây dương, có thiện chí về nguồn, nhưng kiến thức về cựu học chưa thấu đáo nên vấp phải những sai lầm khi bàn về quốc sử. Chẳng hạn như hiểu một cách nông cạn ý nghĩa Xích Quỷ, theo nghĩa đen đời nay là Quỷ Đỏ rồi phủ nhận quốc hiệu này. Lại có người suy đoán một cách phóng đãng rằng “xích” là “trần truồng”, có lẽ xưa ta sống man rợ hung hãn, không biết mặc quần áo, thân thể lõa lồ, nên người Tàu gọi ta là Xích Quỷ, tức là loại quỷ lõa thể.

Về Văn Lang, có những nhà viết sử không tìm về nguồn gốc nghĩa xưa của chữ, đã giảng rằng “Lang” là “chàng”, “người đàn ông”; “Văn” là “có học”, “có trí thức”. Vậy (theo họ) Văn Lang là người đàn ông có văn học.

Lại có người giảng: đọc Văn Lang là sai, phải đọc là Văn Làng mới đúng.

Những vị này đã quan niệm quốc hiệu quá hẹp hòi.

Nước không thể biểu tượng bằng một người đàn ông văn học. Nước gồm rất nhiều người đàn ông văn học, cùng rất nhiều bậc nữ lưu và tất cả quốc dân, vì cảnh ngộ, nhiều người không có văn học.

Nước gồm nhiều tỉnh, phủ, huyện, làng, xóm. Tên nước sao lại chỉ thu hẹp vào một làng (văn làng)? Dù là làng văn! Càng chướng hơn khi bảo quốc hiệu là Văn Làng, một danh từ Hán Nôm lẫn lộn, lại sai ngữ pháp Việt Nam.

- VĂN 文 theo nghĩa xưa, là đạo trời, là chân lý. Sách Luận Ngữ, thiên “Tử Hãn đệ Cửu” có ghi lời Khổng Tử khi bị người đất Khuông vây khốn, bảo học trò:

子畏於匡,曰:“文王既没,文不在兹乎?天之将丧斯文也,后死者不得与於斯文也;天之未丧斯文也,匡人其如予何?”


Phiên âm:

Tử úy ư Khuông, viết: Văn Vương ký một, văn bất tại tư hồ? Thiên chi tương táng tư văn giã. Thiên chi vị táng tư văn giã, Khuông nhân kỳ như dư hà?” “Văn vương ký một, văn bất tại tư hồ - Thiên chi tương táng tư văn giã. Thiên chi vị táng tư văn giã, Khuông nhân kỳ như dư hà?”

Dịch nghĩa:


Khổng Tử bị người đất Khuông vây khốn, bảo các đệ tử rằng: “Văn vương đã mất, đạo trời bây giờ không gửi ở ta hay sao? Nếu lòng trời muốn bỏ đạo thì kẻ chết sau Văn vương là ta không được tham dự việc thể hiện đạo trời. Nếu lòng trời chưa nỡ bỏ đạo thì đất Khuông không làm gì được ta.”


- LANG 郎 : chữ lang 郎 gồm chữ lương 良 là lương thiện bên bộ ấp 邑 là vùng đất có biên giới phân minh, tức lãnh thổ (về sau, chữ ấp 邑  dùng để chỉ vùng đất nhỏ như thôn ấp).

Lương và Ấp hợp thành chữ Lang, nghĩa là lãnh thổ của những người lương thiện, cùng nhau thể hiện sứ mạng trời trao phó cho con người, gọi là thiên lương 天良  .


Nước Văn Lang 文郎 nước của những người dìu dắt nhau sống đời lương thiện, chỉ bảo nhau làm sứ mạng thiên lương, thuận với đạo trời, lấy nhân tính là đức nhân làm lẽ sống.

 

PHẦN PHỤ CHÚ:


ĐỀN HÙNG: Lăng các vua Hùng, xưa đều ở trong thành Văn Lang (lấy tên nước đặt tên thành ở chốn đế đô là Châu Phong). Qua nhiều thăng trầm biến thiên của lịch sử, đến đời Trần, thành Văn Lang và đền thờ Lý Ông Trọng – tức Lý Thân, danh nhân đời Hùng vương thứ 18 – vẫn tồn tại. Sau gặp cơn quốc nạn giặc Minh xâm lược, với chủ trương xóa bỏ gốc cũ cùng văn hóa truyền thống của nòi giống Việt, giặc đã đốt phá thành quách, đền đài, bi chú (bia có khắc chữ ghi chú những điều liên quan đến lịch sử và văn học), đốt sách ta, tịch thu sách quý đem về Tàu. Trong họa ấy, thành Văn Lang, lăng mộ Hùng vương, đền thờ các danh nhân của dân tộc bị phá hủy rất nhiều. Đời Lê và đời Nguyễn trùng tu.

Trong khi đối đáp văn thơ với sứ giả nhà Minh, Phạm Sư Mạnh có viết:

玉 珥 寒 光 侵 廣 野,

傘 圓 霽 色 照 昇 龍。

文 郎 城 古 山 重 疊,

翁 仲 祠 深 雲 淡 濃。
 

Phiên âm:

Ngọc Nhị hàn quang xâm quảng dã,

Tản Viên tễ sắc chiếu Thăng Long.

Văn Lang thành cổ sơn trùng điệp,

Ông Trọng từ thâm vân đạm nồng.


Dịch nghĩa:


Sông Nhí quý báu như ngọc, làm tươi sáng mát mẻ đồng đất bao la

Khi trời quang đãng, sắc núi Tản Viên chiếu soi đến Thăng Long

Thành cổ Văn Lang núi non trùng điệp

Đền thờ Ông Trọng thâm nghiêm, sắc mây khi nhạt khi đậm.

 

Phạm Sư Mạnh là một danh Nho, học trò của Chu Văn An. Đỗ Thái học sinh (tức Tiến sĩ) triều vua Trần Minh Tông (1314-1329).

 

QUỐC HIỆU VIỆT NAM CÓ TỪ BAO GIỜ?


Hồ Tông Thốc, danh Nho đời Trần, đậu Trạng Nguyên dưới triều Trần Nghệ Tông (1370-1372), có viết tác phẩm Việt Nam Thế Chí.              


Nguyễn Trãi, khai quốc công thần của Lê Thái Tổ (Lê Lợi – 1428-1433). Ông là bậc anh hùng, là nhà tư tưởng, là nhà thơ, nhà văn. Trong sách Dư Địa Chí do ông là tác giả có ghi: “Vua đầu tiên là Kinh Dương vương, sinh ra có thánh đức, được phong tại Việt Nam, là tổ của Bách Việt.” (Tiên quân Kinh Dương vương, sinh hữu thánh đức, thụ phong Việt Nam, vi Bách Việt tổ)


Lý Tử Tấn, danh Nho đời Lê, cùng thời với Nguyễn Trãi, thông luận tác phẩm Dư Địa Chí, có viết: “Tương truyền vua đầu tiên của nước Việt ta là Kinh Dương vương, dòng dõi đế Viêm. Cha ngài là đế Minh đi tuần đến Nam Hải gặp nàng Vụ tiên nữ, lấy làm vợ, sinh con đặt tên là Lộc Tục. Lộc Tục thần thái đoan chính, có thánh đức, vua cha rất yêu quý, muốn truyền ngôi. Lộc Tục hết sức từ chối, cố nhường cho anh mình ngôi báu. Đế Minh bèn phong Lộc Tục cai trị Việt Nam, tức là Kinh Dương vương.”

(Ngã Việt chi tiên, tương truyền thủy kinh viết Kinh Dương vương, Viêm đế chi duệ. Vương phụ đế Minh tuần thú chí Nam Hải, ngộ Vụ tiên nữ, nạp chi. Sinh tử Lộc Tục, thần thái đoan chính, hữu thánh đức. Đế ái chi, dục lập vi tự. Vương cố nhượng kỳ huynh. Đế Minh nãi phong chi Việt Nam, thị vi Kinh Dương vương).


TRẦN LAM GIANG

(KỶ YẾU THƯ VIỆN VIỆT NAM, LITTLE SAIGON, 2001)




Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
Tin vui nhất cho những người muốn biết về lịch sử của người Việt Nam tị nạn đến Orange County và thành lập Little Saigon: tác phẩm “Little Saigon Chronicles” đã được xuất bản trên nền tảng Amazon với 2 ấn bản bằng giấy và ebook. Lâu nay những thông tin liên quan đến nguồn gốc và sự hình thành của Little Saigon (Westminster, California) xuất hiện trên mạng xã hội không nhiều và thiếu chính xác... Sách dày 292 trang, được phát hành dưới 2 dạng giấy trắng hình full colors giá 24.50 và dạng ebook giá 4.99, phát hành trực tiếp trên Amazon và các đại lý phân phối sách toàn cầu. Chỉ cần gõ tên tác phẩm “Little Saigon Chronicles” vào công cụ tìm kiếm (ví dụ như Google hay Bing…) sẽ hiện toàn bộ các cơ sở phát hành sách này.
Lovelittlesaigon.org tiếp tục giới thiệu CHƯƠNG II – PHẦN II của loạt khảo luận của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý: "Khảo luận về một số địa danh nước Việt thượng cổ". Tác giả đã chia các tiểu mục trong phần II này, gồm: I. Vị trí của Phân Mao lĩnh theo ghi chép trong cổ sử, cổ thư Tàu từ thế kỷ thứ 13 đến cuối thế kỷ thứ 19 - II. Vị trí của Phân Mao lĩnh theo ghi chép trong cổ sử, cổ thư Việt từ thế kỷ thứ 15 đến đầu thế kỷ thứ 20 - III. Vị trí của Phân Mao lĩnh theo sự tìm hiểu của người Pháp từ cuối thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ thứ 20 - IV. Vị trí của Phân Mao lĩnh theo ghi chép trong các sách và biên khảo về sử Việt từ đầu thế kỷ thứ 20 đến thời cận đại - V. Vị trí đích thực của Phân Mao lĩnh. Đặc biệt có phần “Ghi chú và Khảo luận về sự kiện vua Quang Trung đòi lại đất Lưỡng Quảng”.
Lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu biên khảo mới của tác giả Ngô Thị Quý Linh: SƯU THUẾ THUỘC ĐỊA VÀ ẢNH HƯỞNG TRONG XÃ HỘI THỜI THUỘC PHÁP (1858-1945). Trong lời mở đầu, tác giả nhấn mạnh: “Xã hội Việt-nam ngày nay vẫn còn mang những nét của nền văn hóa và văn minh Tây phương do người Pháp đem đến. Ảnh hưởng của gần một trăm năm trong vòng bảo hộ của nước Pháp, từ năm 1858 đến năm 1945, vẫn còn được nhận thấy. Từ văn học, nghệ thuật, phong tục, đến tín ngưỡng, chính trị, kinh tế, tư tưởng, ... cả một xã hội thay đổi nhiều đến nỗi ngày nay muốn tìm lại lối sống truyền thống của người Việt thời tiền Pháp-thuộc không phải là điều giản dị.”…
lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu khảo luận mới (2024) của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý: "Khảo luận về một số địa danh nước Việt thượng cổ". Đây là CHƯƠNG II - PHẦN I của loạt biên khảo công phu của tác giả: “Khảo luận tổng quát một số ghi chép trong cổ thư Tàu liên quan đến lịch sử Việt thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa”. Tác giả đã dẫn sách sử cổ, đặc biệt chú thích những bản đồ cổ đính kèm. Phần tiểu kết, tác giả viết: "- những ghi chép về đồng trụ Mã Viện chỉ là những phỏng đoán vu vơ, không chứng cứ rõ ràng nên vì thế truyền thuyết đồng trụ Mã Viện chỉ đáng được xem là truyện dã sử truyền khẩu qua các đời mà thôi. - đến nay chưa có khai quật khảo cổ nào tìm thấy được dấu vết của đoàn quân Đông Hán nam chinh do Mã Viện chỉ huy nên sự kiện đồng trụ và lời nguyền Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt hiển nhiên chỉ là truyền thuyết, không thể xem đấy là sự kiện lịch sử.
... vào tháng 9 năm 1990 nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, bác sĩ Nha Khoa Võ Trọng Di, ký giả Trần Lam Giang, nhà văn Nguyễn Đức Lập và ông đã đứng ra thành lập Thư Viện Việt Nam, mục đích thu gom “mót” sách xuất bản trước và dưới thời Việt Nam Cộng Hòa cũng như những cổ vật quý giá của Việt Nam mà những người rời khỏi quê hương đã may mắn đem được ra nước ngoài để lưu giữ và bảo tồn cho các thế hệ mai sau, vì ngay khi chiếm được miền Nam, nhà cầm quyền Cộng Sản đã tiêu hủy tất cả sách, báo, văn hóa phẩm của VNCH mà chúng gán cho là “văn hóa đồi trụy”. Đây là một quyết định hết sức sai lầm của chính quyền cộng sản...
Nhà báo Du Miên cũng là một sáng lập viên và hoạt động không ngừng kể từ năm 1999. Trong số này nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, Giáo Sư Trần Lam Giang và nhà văn Nguyễn Đức Lập đã vĩnh viễn ra đi. Ông Du Miên ca ngợi những đóng góp đầy nhiệt huyết của những người khuất bóng cũng như của Bác Sĩ Võ Trọng Di trong suốt 25 năm qua. Bác Sĩ Võ Trọng Di phát biểu: “Bỏ nước ra đi, chúng ta mang theo linh hồn tổ quốc, biểu tượng cho lý tưởng tự do và sức sống của con người. Thư Viện Việt Nam, nằm ngay giữa Little Saigon, là nơi để những con người tâm huyết tề tựu lại với nhau, sinh hoạt với nhau để giữ lại đời sống nhân bản với lẽ sống con người.”
Vào ngày 14 tháng 5 năm 2024, lovelittlesaigon.org nhận được thư của tác giả Ngô Thị Quý Linh trả lời ông Mặc Ngôn (liên quan đến bài viết “SỰ QUAN TRỌNG CỦA LUÂN LÝ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI” được phổ biến trên lovelittlesaigon.org (website của Thư Viện Việt Nam). Mời bạn đọc theo dõi bài viết liên quan của tác giả Ngô Thị Mỹ Linh…
Vào ngày 26 tháng 4 năm 2024, lovelittlesaigon.org nhận được thư của tác giả Ngô Thị Quý Linh: “Đóng góp ý kiến về thư của BS. Nguyễn Thượng Vũ và trả lời ông Mặc Ngôn Huỳnh Kim Giám” (liên quan đến bài viết “SỰ QUAN TRỌNG CỦA LUÂN LÝ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI” được phổ biến trên lovelittlesaigon.org (website của Thư Viện Việt Nam). Mời bạn đọc theo dõi bài viết liên quan của tác giả Ngô Thị Mỹ Linh…
lovelittlesaigon.org hân hạnh giới thiệu biên khảo mới nhất năm 2024 của tác giả ĐỖ HOÀNG Ý. Trong phần giới thiệu bài viết, tác giả nhấn mạnh: "Theo lịch sử truyền thống dân tộc, cuộc khởi nghĩa của các tộc Việt thời Hai Bà khởi phát trong vùng đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, xem kỹ lại những ghi chép trong các cổ thư Tàu và Việt về cuộc khởi nghĩa thời Hai Bà thì thấy có một số địa danh nước Việt thượng cổ hiện hữu trong vùng Giang Nam và Lĩnh Nam..." Bài viết cùng chủ đề Hai Bà Trưng của cùng tác giả trên lovelittlesaigon.org này đã có hơn 4.000 người đọc. Kính mời quý bạn cùng đọc và nếu có thể, mong góp ý như yêu cầu tha thiết của tác giả.
Cuốn sách đầu tiên viết về LỊCH SỬ HÌNH THÀNH LITTLE SAIGON đã được bán trên Amazon và LuluBook. Tại sao Little Saigon là "địa đàng hạ giới" của người Việt? Ai đặt tên Little Saigon? Người Việt nào đến định cư đầu tiên ở Westminster? Cửa tiệm Việt Nam nào mở sớm nhứt ở Little Saigon? Phước Lộc Thọ không phải là khu thương mại đầu tiên của Little Saigon! Trận chiến khốc liệt giữa "Chinatown/Asiantown vs Little Saigon" qua từng giai đoạn? Các vụ thanh toán diệt Cộng-Mỹ và Cộng-Việt ngay Little Saigon v.v... 335 trang đầy đủ hình ảnh và tư liệu tàng trữ tại Thư Viện Việt Nam Little Saigon...
VHV FOUNDATION - THƯ VIỆN VIỆT NAM
VIETNAMESE CULTURAL CENTER

10872 Westminster Avenue, Suites 214 & 215, Garden Grove, California 92843
E-mail: info@lovelittlesaigon.org